Giác mạc hình chóp là tình trạng giác mạc bị biến dạng, không còn là hình dạng cầu mà bị lồi ra ngoài và bình thành hình chóp. Theo nhiều thống kê, hiện nay trên thế giới cứ 2000 người lại có một người mắc bệnh lý giác mạc có hình chóp. Đây là bệnh lý có thể khiến cho thị lực của người bệnh giảm sút, thậm chí là mù loà.
Bạn đang đọc: Giác mạc hình chóp là bệnh lý mắt như thế nào?
1. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý giác mạc hình chóp
Giác mạc hình chóp là tình trạng bệnh lý về mắt có khả năng khiến cho người bệnh bị suy giảm thị lực và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
Thông thường, bệnh lý giác mạc có hình chóp sẽ ảnh hưởng đến cả hai bên mắt của người bệnh. Những người nằm trong độ tuổi từ 10 đến 25 tuổi là đối tượng thường gặp tình trạng mắt có giác mạc chóp. Khi bị giác mạc chóp, giác mạc của người bệnh sẽ bị giãn phình to ra và tiêu mỏng lại ở phần phía dưới. Đây là bệnh lý có tiến triển bệnh khá chậm, bệnh thường phát triển trong vòng 10 năm hoặc mất nhiều thời gian hơn nữa.
Khi bệnh phát triển, người bệnh có thể cảm nhận những triệu chứng như:
– Người bệnh nhìn mọi thứ xung quanh mờ ảo hoặc hình ảnh bị biến dạng
– Mắt của người bệnh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng
– Bệnh nhân nhận thấy tình trạng cận thị tiến triển rất nhanh chóng và trở nặng chỉ trong một thời gian ngắn
– Đầu đau nhức, khó chịu
– Mắt đỏ và thường xuyên bị mỏi mắt
2. Chẩn đoán bệnh lý giác mạc hình chóp như thế nào?
Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, các bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra hình dạng của giác mạc bằng cách sử dụng một số phương pháp xét nghiệm như:
– Phương pháp xét nghiệm địa hình giác mạc (Corneal topography)
Đây là phương pháp có thể chẩn đoán được hình dạng của giác mạc có thực sự bị biến dạng hay không được bác sĩ áp dụng nhiều nhất. Địa hình giác mạc là một kỹ thuật chụp lại hình ảnh của giác mạc và hình ảnh này sẽ được đưa đi phân tích để có thể phát hiện được những điểm bất thường.
Nếu trẻ có bố hoặc mẹ đã có tiền sử mắc bệnh giác mạc có hình chóp thì trẻ sẽ được yêu cầu là xét nghiệm địa hình giác mạc hàng năm cho đến khi trẻ bước qua tuổi thứ 10. Trong thời gian ấy, cho dù hình ảnh giác mạc không phát hiện ra được bất cứ điều gì bất thường thì cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám định kỳ.
– Kiểm tra giác mạc
Ngoài việc thăm khám tổng quát toàn bộ mắt, bác sĩ cũng sẽ thực hiện phương pháp kỹ thuật kiểm tra giác mạc bằng cách sử dụng đèn khe và kính hiển vi sinh học thẳng đặc biệt. Nếu như bệnh nhân bị giác mạc chóp, mắt của người bệnh sẽ có nếp nhăn ở bên trong giác mạc. Những nếp nhăn này thường được các chuyên gia gọi là vân Vogt.
3. Giác mạc có hình chóp thì điều trị ra sao?
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn
Giác mạc hình dạng chóp có thể điều trị bằng phương pháp sử dụng kính hoặc phẫu thuật ghép giác mạc tùy theo từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Để có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ Nhãn khoa chỉ định. Việc điều trị diễn ra càng sớm thì người bệnh sẽ càng có cơ hội cao ngăn ngừa được các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra đối với mắt như sẹo giác mạc, khiến cho mắt giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa.
3.1. Điều trị giác mạc hình chóp bằng cách sử dụng kính
Tùy vào mức độ của bệnh lý và tình trạng bệnh phát triển ra sao mà bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Đối với những người bệnh có tình trạng từ nhẹ đến mức trung bình thì việc điều trị bằng kính mắt hoặc kính áp tròng cũng có thể giúp người bệnh cải thiện được thị lực tốt.
– Kính áp tròng có chất liệu mềm hoặc kính gọng mềm:
Đây là hai loại kính đều có tính chất mềm dẻo, có thể giúp người bệnh điều chỉnh được thị lực cải thiện tốt hơn cũng như giảm thiểu sự biến dạng của sự vật khi nhìn ở giai đoạn đầu của bệnh.
– Kính áp tròng cứng:
Nếu bệnh lý đã đến giai đoạn phát triển nặng hơn thì người bệnh cần đổi sang loại kính áp tròng cứng. Do kính khá cứng nên thời gian đầu khi mới đeo, người bệnh có thể bị khó chịu nhưng chỉ sau một thời gian khoảng vài tuần, các hiện tượng khó chịu này cũng sẽ dần biến mất. Kính áp tròng cứng thường được thiết kế riêng để có thể phù hợp với giác mạc của từng người.
– Kính áp tròng tổng hợp:
Kính áp tròng tổng hợp là loại kính kết hợp giữa 2 loại kính cứng và kính mềm. Đây là loại kính bên trong sẽ được làm bằng chất liệu cứng và vòng tròn bên ngoài bao xung quanh sẽ được thiết kế với chất liệu mềm để khi đeo, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn mà hiệu quả không đổi.
– Kính áp tròng Scleral:
Đây là loại kính phù hợp để dành cho những người bị bệnh lý này và phát triển đến giai đoạn thứ hai. Kính áp tròng Scleral có kích thước to hơn các loại bình thường khác. Khi người bệnh đeo, kính sẽ lấn ra ngoài cả phần củng mạc (lòng trắng)
Đây là loại kính chỉ được mua bán khi có đơn thuốc mà bác sĩ chuyên khoa Mắt chỉ định. Người bệnh trong quá trình điều trị bệnh lý giác mạc có hình chóp thì cần đi kiểm tra mắt thường xuyên để có thể thay đổi kính sao cho phù hợp với mức độ phát triển của bệnh.
3.2. Điều trị giác mạc hình chóp bằng phương pháp phẫu thuật
>>>>>Xem thêm: Bệnh u vàng mi mắt và những điều cần biết
Nếu tình trạng bệnh đã nặng, không thể phục hồi bằng phương pháp sử dụng kính, bác sĩ Nhãn khoa sẽ chỉ định phẫu thuật để cải thiện thị lực cho người bệnh.
Nếu tình trạng bệnh đã tiến triển nặng và sẹo giác mạc đã hình thành thì việc đeo kính để điều trị đã không còn hiệu quả. Lúc này, bác sĩ Nhãn khoa sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc.
Khi giác mạc bị sẹo, nó sẽ phình to ra quá mức khiến cho người bệnh không thể đeo bất kỳ loại kính áp tròng nào, kể cả áp tròng được thiết kế riêng. Do đó, chỉ còn một cách đó là phẫu thuật để điều trị tình trạng này. Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp phẫu thuật cho bệnh lý bao gồm: đặt vòng implant ở bên trong giác mạc hay ghép giác mạc.
– Đặt vòng implant bên trong giác mạc:
Đây là phương pháp bác sĩ sẽ đặt miếng nhựa kích thước nhỏ, hình dạng lưỡi liềm vào bên trong giác mạc để có thể làm phẳng hình nón, giúp cho hình dạng của giác mạc có thể được cải thiện và thị lực của người bệnh tốt hơn.
Chèn giác mạc giúp cho hình dạng của giác mạc được khôi phục lại về hình dáng bình thường. Đây là cách có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh cũng như người bệnh có thể không cần phải ghép giác mạc trong tương lai.
Đặt vòng implant là một phương pháp tạm thời để điều trị giác mạc chóp. Đây là phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng trong mắt hay gây tổn thương cho mắt trong quá trình phẫu thuật.
– Ghép giác mạc:
Nếu như người bệnh đã bị sẹo ở vùng giác mạc hoặc giác mạc của người bệnh cực mỏng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép giác mạc để điều trị. Đây là phương pháp bác sĩ sẽ ghép một phần giác mạc phía trước.
Ghép giác mạc cần một thời gian khá dài để có thể hoàn toàn bình phục. Nhiều trường hợp bệnh nhân mất đến hơn một năm để mắt có thể quay về trạng thái bình thường. Sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục phải đeo kính áp tròng cứng để có thể nhìn rõ ràng hơn.
Trên đây là những thông tin về giác mạc có hình chóp và cách điều trị sao cho hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý mình đang mắc phải cũng như có các phương án điều trị sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.