Bệnh võng mạc cùng với đục thủy tinh thể là nhóm bệnh lý ở mắt gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Bệnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ảnh hưởng lớn đến thị lực của người bệnh. Vậy, các loại bệnh lý võng mạc thường gặp là gì và đâu là cách tròng tránh hiệu quả? Để có cái nhìn chi tiết hơn, hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Võng mạc: 6 bệnh lý thường gặp và cách phòng ngừa
1. Tổng quan về võng mạc
Võng mạc (Retina) là một lớp màng ở bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể. Khi ánh sáng đi vào mắt sẽ chiếu xuyên qua giác mạc và thể thủy tinh, sau đó hội tụ lại trên võng mạc.
Tại đây, nó có nhiệm vụ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực. Sau đó gửi về khu phân tích tại vỏ não thông qua các dây thần kinh thị giác. Từ đó, giúp chúng ta có thể nhận biết được các hình ảnh trong cuộc sống.
Retina là một lớp màng ở bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể
Cấu tạo Retina gồm 2 thành phần quan trọng:
– Hoàng điểm (điểm vàng): Nơi tập trung nhiều tế bào thị giác, giúp nhận diện nội dung và tạo độ sắc nét của hình ảnh. Hoàng điểm có thể bị thoái hóa theo tuổi tác và khiến thị lực cũng bị giảm theo.
– Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE: Nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ các tế bào thị giác. Đồng thời đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng các tế bào này. Do đó, nếu tế bào biểu mô sắc tố bị tổn thương sẽ dễ khiến tế bào thị giác bị bong ra hoặc teo đi. Làm suy giảm thị lực và chức năng cảm nhận ánh sáng, nặng hơn có thể gây mù lòa.
2. Bệnh lý & Cách phòng ngừa
Bệnh võng mạc cùng với đục thủy tinh thể là nhóm bệnh lý ở mắt gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Bệnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ảnh hưởng lớn đến thị lực và đôi khi là cả tính mạng của người bệnh. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên đi thăm khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.
2.1 Võng mạc tiểu đường
Bệnh xảy ra do biến chứng của bệnh tiểu đường gây nên. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa.
Đường máu cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu, đặc biệt là các vi mạch máu ở mắt. Khiến các mạch máu này sưng lên, rò rỉ, gây ra xuất huyết hoặc xơ hóa. Dẫn đến Retina bị co kéo và làm thị lực bị ảnh hưởng.
Đường máu cao kéo dài gây tổn thương các vi mạch máu ở mắt
TRIỆU CHỨNG:
– Giảm thị lực, mắt mờ thấy rõ
– Thấy điểm tối bất thường ở trước mắt
– Đôi khi mất đi thị lực hoàn toàn
ĐIỀU TRỊ (3 phương pháp chính):
– Laser quang đông: Nhằm tiêu diệt các vùng Retina bất thường và các tân mạch, điều trị phù hoàng điểm. Đây là phương pháp căn bản và thường được ưu tiên khi điều trị.
– Tiêm thuốc vào nhãn cầu: Nhằm ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả với tình trạng phù hoàng điểm hoặc tân mạch võng mạc. Tuy nhiên, giá thuốc lại tương đối đắt đỏ.
– Phẫu thuật dịch kính: Thường được chỉ định ở giai đoạn cuối.
PHÒNG NGỪA:
– Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
– Luôn giữ huyết áp và cholesterol máu ở mức cho phép
– Ăn uống, thể dục điều độ
– Tránh sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…
– Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
2.2 Bong, rách võng mạc
Đây là tình trạng khá nguy hiểm khi lớp mô Retina bị bong ra khỏi đáy mắt. Nếu không được điều trị kịp thời sau 24 – 72 giờ sẽ có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ vết rách nhỏ khiến dịch trong mắt tràn xuống làm Retina bị tách ra khỏi nhãn cầu. Bệnh không gây đau đớn nên đa số người bệnh khá chủ quan và không điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Soi đáy mắt – tìm bất ổn phía sau cửa sổ tâm hồn
Bệnh không gây đau đớn nên đa số người bệnh khá chủ quan và không điều trị kịp thời
TRIỆU CHỨNG:
– Rối loạn thị giác, thị lực giảm
– Thấy nhấp nháy, chớp sáng tại góc mắt
– Thấy chấm đen (ruồi bay) hoặc màn đen trước mắt
– Trường hợp nặng có thể mất tầm nhìn trung tâm, khó nhận diện người đối diện
ĐIỀU TRỊ:
– Phẫu thuật quang hóa bằng Laser: Tạo các vết đốt nhỏ xung quanh lỗ rách nhằm hàn Retina về vị trí cũ.
– Làm lạnh cường độ cao (Cryopexy): Dùng đầu dò đóng băng bên ngoài mắt ở khu vực phía trên vị trí rách. Kết quả là sẹo sẽ giúp giữ Retina trở về vị trí cũ.
– Phẫu thuật kết dính: Khâu lại các vết rách với silicone.
PHÒNG NGỪA:
– Đeo kính bảo vệ mỗi khi chơi thể thao hoặc kính bảo hộ khi làm việc
– Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
– Đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra mắt
2.3 Thoái hóa võng mạc
Bệnh xảy ra khi lớp tế bào Retina trong mắt bị tổn thương, nguy hiểm nhất là tình trạng thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân chính là do biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp,… Đây là loại bệnh võng mạc xảy ra phổ biến nhất (chiếm khoảng 20 – 30%).
TRIỆU CHỨNG:
– Giảm thị lực, mắt nhìn mờ
– Có điểm mù trước mắt
– Thấy chấm đen trước mắt (dấu hiệu ruồi bay)
ĐIỀU TRỊ:
– Điều trị bằng tế bào gốc
– Liệu pháp quang đông Laser
– Dùng thuốc kháng các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
PHÒNG NGỪA:
– Không hút thuốc và tránh xa khỏi khói thuốc
– Bổ sung vitamin cũng như các dưỡng chất tốt cho mắt
– Xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý
– Kiểm soát các bệnh: Đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp
2.4 Võng mạc tăng huyết áp
Bệnh là vấn đề tổn thương các mạch máu Retina do tăng huyết áp gây ra. Hậu quả là lượng máu được đưa tới Retina bị giảm, dẫn tới phù nề. Lâu dần sẽ làm hạn chế chức năng của nó và ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
Bệnh là vấn đề tổn thương các mạch máu do tăng huyết áp gây ra
TRIỆU CHỨNG:
– Suy giảm tầm nhìn
– Mắt sưng
– Đứt, vỡ mạch máu
– Nhìn đôi (tức nhìn một thành hai)
– Đau đầu
ĐIỀU TRỊ:
– Dùng thuốc điều trị huyết áp
– Dùng thuốc giãn tĩnh mạch
– Laser quang đông võng mạc
– Cắt dịch kính (nếu xuất huyết kéo dài)
PHÒNG TRÁNH:
– Kiểm soát huyết áp, hình thành lối sống lành mạnh
– Tập thể dục thường xuyên, giảm lượng muối hấp thụ
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích
– Ăn nhiều trái cây, ăn nhiều rau xanh
– Giảm cân hợp lý nhằm ngăn ngừa tăng huyết áp
2.5 Võng mạc trẻ đẻ non
Bệnh còn có tên gọi khác là võng mạc tăng sinh do đẻ non và thiếu cân ở trẻ. Lúc này, mạch máu nuôi Retina không phát triển hoàn thiện. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mất thị giác lúc nhỏ, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
TRIỆU CHỨNG:
– Ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện bên ngoài
– Khi đến giai đoạn cuối, con ngươi trong mắt trẻ dần bị trắng đục
ĐIỀU TRỊ:
– Sử dụng Laser: Giúp tiêu diệt các vùng võng mạc bất thường, các tân mạch và điều trị phù hoàng điểm. Tuy nhiên, phương pháp này gây sẹo hóa rộng, làm giảm cảm nhận màu sắc và thị lực ban đêm của trẻ.
PHÒNG NGỪA:
– Phụ nữ khi mang thai nên theo dõi tốt để hạn chế sinh non
– Nếu trẻ đã bị sinh non, cha mẹ cần tuân thủ chế độ khám mắt định kỳ cho trẻ. Trẻ sinh non và thiếu cân nên khám để phát hiện ở khoảng 7 – 9 tuần sau sinh, đồng thời khám lại sau 3 – 6 tháng tuổi. Trẻ có cân nặng khi sinh nhỏ hơn 1.000 gam thì nên khám lại 2 tuần/1 lần.
2.6 Ung thư võng mạc
Bệnh còn được gọi với cái tên khác là u nguyên bào võng mạc. Đây là dạng ung thư khởi phát ác tính, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ phá hủy chức năng thị giác mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật các thông tin về hiện tượng đau mắt đỏ
Bệnh không chỉ phá hủy chức năng thị giác mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh
TRIỆU CHỨNG:
– Ánh đồng tử trắng
– Lác mắt
– Mắt đau, đỏ, lồi mắt, nhìn kém, dị sắc mống mắt, mắt giãn to,…
ĐIỀU TRỊ:
– Khoét bỏ nhãn cầu: Phương pháp duy nhất loại bỏ hoàn toàn khối u khỏi mắt.
– Liệu pháp bức xạ/Liệu pháp lạnh/Ngưng kết quang học/Nhiệt liệu pháp/Liệu pháp hóa học: Được chỉ định trong các trường hợp khối u nhỏ.
PHÒNG NGỪA:
Đây là bệnh lý di truyền nên gần như không thể phòng ngừa được. Bạn chỉ có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế bệnh diễn biến phức tạp:
– Thăm khám và xét nghiệm di truyền để biết được nguy cơ mắc bệnh
– Đi khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh và có hướng điều trị thích hợp
– Dùng thuốc và làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Như vậy, trên đây là các bệnh võng mạc phổ biến và cách phòng tránh mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức để bảo vệ đôi mắt của mình. Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được tư vấn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.