Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?

Viễn thị là một vấn đề thị giác phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nhìn. Vậy, mắt bị tật viễn thị do đâu và có chữa khỏi được không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết này của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!

Bạn đang đọc: Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?

1. Mắt bị tật viễn thị

1.1 Khái niệm

Viễn thị là thuật ngữ dùng để mô tả một tật khúc xạ phổ biến ở mắt. Khi mắc tật viễn thị, người bệnh thường không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại nhìn rất rõ các vật ở xa.

Lúc này, nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm sau võng mạc. Tín hiệu hình ảnh bị thay đổi làm cho mắt của người bệnh gặp khó khăn khi nhìn gần.

Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?

Khi mắc tật viễn thị, người bệnh thường rất khó khăn để nhìn gần

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh tương đối giống và rất dễ bị nhầm lẫn với tật lão thị ở người già.

Có một số trẻ từ khi sinh ra đã mắc tật viễn thị nhưng lại tự hết khi lớn lên do mắt trẻ có khả năng tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ bị viễn thị nặng bẩm sinh. Nếu không có biện pháp cải thiện thị lực sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa.

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tật viễn thị là do trục mắt ngắn.

Ở trẻ sơ sinh, gần như tất cả trẻ đều mắc tật viễn thị từ 2 – 3 độ. Khi lớn lên, chiều dài mắt lớn dần nên mắt thường sẽ hết viễn thị khi tới tuổi thanh niên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sự phát triển này không trọn vẹn và gây ra viễn thị đến sau này.

Mặt khác, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị viễn thị. Nếu bạn có cha/mẹ bị tật viễn thị thì khả năng mắt bạn cũng mắc phải tật này là cao hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, viễn thị còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Độ cong giác mạc giảm, chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể giảm,…

1.3 Triệu chứng

Khi mắt bị viễn thị, người bệnh sẽ rất khó khăn để nhìn các vật ở khoảng cách gần. Do đó, họ thường phải nheo mắt và tập trung nhiều để có thể nhìn thấy rõ hơn. Điều này gây ra các triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, mỏi mắt, dụi mắt thường xuyên,…

Tật viễn thị ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong một số trường hợp, viễn thị có thể kéo theo nhiều biến chứng không mong muốn khác như:

– Nhược thị: Mất thị lực nghiêm trọng và rất khó để điều trị
– Lé mắt: Thường là lé vào trong do mất cân bằng giữa điều tiết và quy vụ
– …..

2. Tật viễn thị có chữa được không?

Tìm hiểu thêm: Khám bán phần trước của mắt bằng máy sinh hiển vi

Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?

Tật viễn thị ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

Hiện nay, để khắc phục tật viễn thị có hai phương pháp chính:

– Sử dụng kính (kính gọng hoặc kính áp tròng)

Việc đeo kính sẽ giúp thay đổi điểm hội tụ của các tia sáng khi đi vào mắt. Nếu toa kính gọng/áp tròng bắt đầu với số có dấu cộng (VD: +2,50) tức là bạn đang bị viễn thị. Bạn có thể lựa chọn mang kính liên tục hoặc chỉ sử dụng khi làm việc hay khi thực sự cần thiết.

Khi chọn kính, nên chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao (aspheric high-index lenses). Đặc biệt là đối với các trường hợp bị viễn thị nặng. Lý do là bởi các tròng kính này thường mỏng, nhẹ và gọn hơn rất nhiều. Đồng thời cũng giảm được tình trạng lồi mắt nếu đeo kính trong thời gian dài.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tròng kính phi cầu chiết suất cao cũng phản chiếu ánh sáng nhiều hơn so với tròng kính tiêu chuẩn. Vì vậy, để mắt thoải mái nhất mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, bạn hãy chọn loại tròng có lớp phủ phản quang chống lóa. Nhằm khắc phục nhược điểm của các tròng kính phi cầu thông thường.

Tròng kính phi cầu dùng cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate để vừa đảm bảo tính nhẹ, vừa chống va đập tốt. Ngoài ra, tròng quang học có khả năng chuyển màu khi ra ngoài trời nắng rất được khuyên dùng cho trẻ hoặc những người phải làm việc ngoài trời nhiều.

– Phẫu thuật khúc xạ

Đây là một sự lựa chọn khác giúp điều chỉnh tật viễn thị cho người bệnh. Phẫu thuật giúp làm giảm, hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc phải đeo kính điều chỉnh. VD: Phẫu thuật LASIK, phương pháp tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến (CK),… Trong tương lai, có thể sẽ có thêm các phương pháp cấy ghép trong giác mạc.

Tuy nhiên, để quá trình phẫu thuật mắt diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để thực hiện. Tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra sau phẫu thuật.

3. Phòng ngừa viễn thị

Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?

>>>>>Xem thêm: Tròng kính cận đi mưa: Cơ chế hoạt động và lợi ích

Hai phương pháp chính để khắc phục tật viễn thị là đeo kính và phẫu thuật

Mặc dù không thể ngăn chặn tật viễn thị ở mắt, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp để làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của nó. Đồng thời bảo vệ đôi mắt, bảo vệ tầm nhìn cho chính mình. VD:

– Kiểm tra mắt định kỳ và bất cứ khi nào có triệu chứng bất thường
– Kiểm soát sức khỏe để phòng ngừa biến chứng ảnh hưởng đến mắt từ các bệnh khác. VD: Tiểu đường, cao huyết áp,…
– Nhận biết và đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường ở mắt. VD: Đột ngột mất thị giác, nhìn mờ, nhìn thấy đốm đen, thấy cầu vồng xung quanh ánh đèn,…
– Chủ động bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời bằng cách đeo kính mát khi ra ngoài trời nắng
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ. Đặc biệt, tăng cường các loại dưỡng chất và vitamin tốt cho mắt như vitamin A, Beta Carotene,…
– Tránh xa khói thuốc và các chất kích thích (rượu, bia,…)
– Sử dụng kính đúng lúc để tối ưu hóa tầm nhìn
– Luôn đảm bảo đủ ánh sáng và môi trường tốt khi học tập và làm việc để giúp mắt hoạt động thoải mái hơn.
– …..

Như vậy, trên đây là những thông tin về tật viễn thị mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “Mắt bị tật viễn thị có chữa khỏi được không?”. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *