Tìm hiểu bệnh lý võng mạc tăng huyết áp

Bệnh lý cao huyết áp nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó phải kể tới chính là võng mạc tăng huyết áp – tình trạng tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc. Cùng tìm hiểu ngay!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh lý võng mạc tăng huyết áp

1. Võng mạc tăng huyết áp là bệnh gì?

Võng mạc là bộ phận duy nhất trên cơ thể có thể quan sát, nghiên cứu để đánh giá và tiên lượng tình trạng của hệ thống mạch máu toàn thân. Trên thế giới, các chuyên gia về y học đã nghiên cứu sâu về sự tổn hại của mạch máu tại võng mạc cũng như mối liên hệ giữa các tổn thương này với mạch máu của cơ quan khác do bệnh tăng huyết áp gây ra. Người ta phân chia thành bệnh võng mạc tăng huyết áp, tiến triển thành nhiều giai đoạn khác nhau.

1.1. Dấu hiệu

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp biểu hiện ban đầu thường không quá rõ nét. Chỉ tới khi bệnh trở nặng, mọi người mới có thể nhận biết thông qua các tình trạng sau:

– Thị lực giảm

– Sưng mắt

– Đứt vỡ mạch máu

– Song thị

– Đau nhức mắt

– Đau đầu

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Khi gặp những triệu chứng kể trên kèm theo tình trạng huyết áp liên tục tăng cao, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị đúng cách.

Tìm hiểu bệnh lý võng mạc tăng huyết áp

Biến chứng của bệnh cao huyết áp lên võng mạc được gọi là võng mạc tăng huyết áp

1.2. Nguyên nhân

Huyết áp tăng cao kéo dài là nguyên nhân chính gây võng mạc cao huyết áp. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp hình thành khi huyết áp tăng quá cao khiến thành mạch võng mạc dày lên, thu hẹp mạch máu. Hậu quả là lượng máu cung cấp tới võng mạc bị hạn chế và có thể xuất hiện tình trạng phù nề võng mạc. Lâu dần, tăng huyết áp có thể tạo áp lực lên dây thần kinh thị giác và gây ra nhiều vấn đề về thị lực.

Một số tác nhân có thể khiến cơ thể dễ bị tăng huyết áp như:

– Ít hoạt động thể chất

– Thừa cân

– Nạp quá nhiều muối

– Căng thẳng tinh thần

– Hút thuốc

– Uống rượu bia…

1.3. Cấp độ bệnh

Bệnh thường được biểu thị thành nhiều cấp độ theo thang điểm từ 1 – 4. Thang đo được các chuyên gia gọi là Hệ thống phân loại võng mạc tăng huyết áp Keith-Wagener-Barker.

– Cấp độ 1: Động mạch ở võng mạc bị ảnh hưởng nhẹ, thành dày vừa phải, thu hẹp nhẹ.

– Cấp độ 2: Gần giống như cấp độ 1, tuy nhiên tình trạng co thắt mạch máu nghiêm trọng hơn và còn được gọi là dị dạng động mạch.

– Cấp độ 3: Ngoài triệu chứng hẹp võng mạc, người bệnh còn gặp phải tình trạng võng mạc phù, vi phình mạch, xuất huyết dạng bông hoặc xuất huyết võng mạc.

– Cấp độ 4: Các dấu hiệu trở nên trầm trọng, kèm theo sưng đĩa thị hay còn  được gọi là phù gai thị, phù hoàng điểm. Nguy cơ đột quỵ ở cấp độ này cao hơn và không chỉ ảnh hưởng tới thị lực, bệnh còn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan tới tim, thận…

2. Đặc điểm tổn thương của bệnh

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường gây ra những tổn thương ở võng mạc, cụ thể như:

– Co động mạch: Co mạch có thể khu trú hoặc lan ra khiến cho các động mạch cứng thẳng, chia nhánh vuông góc và tạo ra hình ảnh thưa thớt của hệ mạch võng mạc.

– Xơ cứng động mạch: Sự già cỗi của lớp collagen khiến thành động mạch dày lên và cứng làm hẹp động mạch. Ánh động mạch có sự biến đổi trông như sợi dây đồng. Động mạch đàn hồi kém, bị hyaline hóa tạo ra các hình ảnh sợi dây bạc, bao trắng che lấp cột máu.

– Bắt chéo động, tĩnh mạch: Vị trí bắt chéo động mạch và tĩnh mạch được bọc bởi một bao xơ chun chung. Khi quá trình xơ cứng thành mạch diễn ra thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch.

– Xuất huyết võng mạc: Xuất huyết nông hình ngọn nến nằm dọc theo sợi thần kinh quanh các mạch máu lớn gần đĩa thị. Xuất huyết có thể sâu hơn, hình chấm hoặc tròn khắp võng mạc.

– Xuất tiết bông: Những đám trắng bờ không rõ nằm ở vị trí nông, che lấp mạch máu hoặc nằm gần các mạch máu lớn

– Xuất tiết cứng: Đám màu vàng nằm sâu, sắp xếp theo hình nan hoa tỏa ra quanh hoàng điểm, tạo thành sao hoàng điểm và có thể tạo ra một đám thâm nhiễm kích thước lớn.

– Phù đĩa thị: Bờ đĩa thị bị mờ, không rõ ranh giới, hơi nhô lên và có màu trắng. Các tĩnh mạch bị giãn trở nên ngoằn ngoèo, cương tụ và có thể xuất hiện tình trạng giãn mao mạch, xuất huyết trước đĩa thị.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu Ortho K bao nhiêu tiền và cách sử dụng hiệu quả

Tìm hiểu bệnh lý võng mạc tăng huyết áp

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường gây ra những tổn thương ở võng mạc

3. Nguyên tắc điều trị

Người mắc võng mạc do tăng huyết áp nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ cao dẫn tới các biến chứng như:

– Bệnh lý thần kinh thị giác

– Tắc nghẽn động mạch, tĩnh mạch võng mạc

– Xuất huyết dạng bông.

– Tăng huyết áp ác tính

– Giảm thị lực đột ngột

– Đột quỵ

Do vậy, người bệnh cần đi khám sớm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.

Hiện nay, bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu để cải thiện tình trạng võng mạc do tăng huyết áp. Phương pháp điều trị chính được áp dụng là kiểm soát huyết áp, kết hợp lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Mục đích điều trị để giảm thiểu tối đa tổn thương cho vùng mắt, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tăng cường tuần hoàn máu, giãn mạch máu, làm bền thành mạch tùy thuộc vào từng mức độ bệnh cụ thể.

Tìm hiểu bệnh lý võng mạc tăng huyết áp

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm loét giác mạc

Kiểm soát huyết áp và khám mắt thường xuyên để bác sĩ có hướng xử trí phù hợp

Ngoài ra, điều trị bằng laser cũng có thể được áp dụng trong trường hợp mắc biến chứng tắc tĩnh mạch võng mạc. Tiêm thuốc khoang thủy tinh thể có tác dụng giảm phù nề khi phù hoàng điểm. Nếu thị lực suy giảm đột ngột, có thể làm giảm áp lực trong mắt, dẫn lưu dịch và sử dụng thuốc.

Nhìn chung, võng mạc tăng huyết áp là bệnh lý nhãn khoa vô cùng nguy hiểm nên người bệnh cần khám và kiểm soát huyết áp đều đặn để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tại mắt. Đồng thời, cần xây dựng một lối sống lành mạnh, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như bảo toàn tính mạng của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *