Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một trong số những bệnh lý nhãn khoa ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mắt và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Chủ quan trong việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị sai cách có thể gây ra các biến chứng viêm bờ mi nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!

Bạn đang đọc: Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

1. Tìm hiểu bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi là bệnh lý nhãn khoa thường gặp, xảy ra khi biểu bì bờ tự do của mi mắt bị viêm nhiễm. Bệnh hình thành có sự liên quan tới mi mắt cũng như sự phát triển của lông mi.

Về cơ bản, viêm bờ mi hình thành chủ yếu do tăng tiết bã nhờ, vi khuẩn và tác nhân có hại sẽ dễ dàng trú ngụ, phát triển và làm tổn thương vùng mi mắt. Tuyến bã nhờn tiết càng nhiều thì tình trạng kích ứng, ngứa càng nặng.

Ngoài ra, viêm bờ mi cũng có thể hình thành do vi khuẩn Staphylococcus tấn công và làm tổn thương vùng mi mắt.

Nhìn chung, mặc dù viêm bờ mi không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viêm nhiễm nặng khiến mi mắt sưng nề có thẻ gây mất thẩm mỹ.

Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

Bờ mi mắt bị các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm được gọi là viêm bờ mi

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi theo các chuyên gia cụ thể là:

– Vi khuẩn, virus: Vi khuẩn (thường là Staphylococcus), virus (herpes simplex, varicella zoster)… trú ngụ tại vùng mi mắt và tấn công nếu gặp điều kiện thuận lợi như: Cơ thể ốm yếu, sức đề kháng giảm, mắt vệ sinh kém, tăng tiết bã nhờn mi mắt…

– Rối loạn tuyến bã nhờn: Rối loạn khiến tuyến bã nhờn tiết ra bất thường, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh, gây viêm nhiễm vùng mắt. .

– Dị ứng: Phản ứng với các dị nguyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm bờ mi, đặc biệt là khi sử dụng một số loại mỹ phẩm kém chất lượng, bụi bẩn bám nhiều quanh mắt…

– Phản ứng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra phản ứng phụ và khiến mi mắt bị kích ứng, viêm nhiễm.

1.2. Dấu hiệu viêm bờ mi

Người bệnh mắc viêm bờ mi có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như:

– Đau, rát mí mắt

– Đau lan sang cả mắt

– Mắt cộm

– Đóng vảy ở mí mắt

– Cảm giác dị vật ở mắt

– Ngứa, khó chịu ở mắt

– Sưng to bờ mi

– Mắt khó nhìn, nhìn mờ

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Đỏ mắt, chảy nước mắt

– Lông mi dễ gãy rụng…

Bác sĩ nhãn khoa sẽ thăm khám kỹ lưỡng để xác định bệnh thông qua các dấu hiệu kể trên cũng như nguyên nhân gây bệnh để có các hướng xử trí phù hợp.

Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

Người bệnh mắc viêm bờ mi có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như đau rát, sưng đỏ mí mắt…

2. Biến chứng viêm bờ mi

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm bờ mi có nguy cơ cao tiến triển thành mạn tính. Đồng thời, bệnh cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng viêm bờ mi, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh như:

– Lẹo mắt: Tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi các ký sinh trùng trên lông mi như: Coagulase,  Cutibacterium acnes, Corynebacterium… Chúng tạo thành các nốt mụn, nhọt ở trên bờ mi hoặc ở trong mi mắt, không chỉ gây ngứa, cộm mà còn dẫn tới tình trạng đau, mỏi mắt.

– Chắp mắt: Tắc tuyến bã nhờn meibomius gây sưng, đỏ bên trong mi mắt, khiến người bệnh thường xuyên chảy nước mắt sống hoặc có thể khô mắt.

– Đau mắt đỏ: Một dạng biến chứng của viêm bờ mi, dẫn tới tình trạng viêm kết mạc, dân gian hay gọi là đau mắt đỏ. Đó là tình trạng màng trong suốt ở trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm.

– Tổn thương giác mạc: Tình trạng viêm nhiễm càng nặng thì nguy cơ gây xước, loét giác mạc càng cao. Đồng thời, tình trạng này cũng sẽ khiến thị lực của mắt giảm sút, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đôi mắt.

Vì vậy, người bệnh cần phát hiện kịp thời viêm bờ mi và điều trị kịp thời với bác sĩ nhãn khoa để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Tìm hiểu thêm: 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hóa thị lực sớm

Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

Lẹo mắt là một trong những biến chứng viêm bờ mi thường gặp nếu không được điều trị kịp thời

3. Điều trị viêm bờ mi

3.1. Viêm bờ mi nhẹ

– Vệ sinh sạch sẽ vùng mắt để giảm bớt bụi bẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bằng gạc sạch và nước muối sinh lý.

– Massage nhẹ  và chườm ấm vùng mí mắt bằng đầu ngón tay để kích thích mạch máu tuần hoàn tốt, tăng bài tiết và giảm thiểu tình trạng rối loạn tuyến bã nhờn.

– Nhỏ nước mắt nhân tạo để cải thiện khô, nóng rát ở mắt và chảy nước mắt sống…

– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi nhiều, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E…

– Khám mắt thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được chỉ định điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

Khám mắt thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh và giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp

3.2. Viêm bờ mi trung bình, nặng

Đối với bệnh ở mức độ trung bình, nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng viêm nhiễm:

– Thuốc mỡ kháng sinh: Thuốc dùng để bôi tại chỗ thường được chỉ định như là azithromycin hoặc erythromycin, bacitracin… có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng.

– Thuốc kháng sinh dạng uống: Các loại thuốc được kê để uống hằng ngày với thời gian cụ thể như là doxycycline tetracycline, minocycline giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

– Corticosteroid: Giảm sưng viêm nếu như các thuốc chống viêm khác không cải thiện được tình trạng bệnh.

– Thuốc nhỏ mắt: Azithromycin được chỉ định nhỏ trong khoảng 10-14 ngày để giảm viêm nhiễm.

– Chống viêm glucocorticoid: Một số loại thuốc như rimexolone, loteprednol etabonate, hay fluorometholone cũng có thể được kê để điều trị viêm bờ mi mắt.

Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tròng kính đổi màu giá bao nhiêu hiện nay

Đối với bệnh ở mức độ trung bình, nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng viêm nhiễm

Các loại thuốc thường được giới hạn về liều lượng và thời gian để tránh gây ra các tác dụng phụ đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh có thể tiến triển tích cực và giảm thiểu nguy cơ gây ra các tác hại khó lường.

Nhìn chung, biến chứng viêm bờ mi có thể ảnh hưởng nhiều tới tầm nhìn cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường và nên đi khám sớm để được xử trí kịp thời bởi bác sĩ có chuyên môn để bảo toàn sức khỏe thị lực.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *