Vì sao bạn bị sụp mi mắt?

Sụp mi mắt là tình trạng về mắt không khó để bắt gặp. Bệnh có thể không gây mù lòa nhưng lại làm giảm chức năng thị giác và ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vậy, sụp mi là do đâu và làm sao để khắc phục. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Vì sao bạn bị sụp mi mắt?

1. Tình trạng sụp mi mắt

Sụp mi hiểu đơn giản là sự sa xuống của mi trên, thấp hơn so với vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Bình thường, bờ mi trên nằm cách vùng rìa giác mạc (ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen) khoảng 2mm. Nếu vượt qua giới hạn đó thì bắt đầu được gọi là sụp mi.

Vì sao bạn bị sụp mi mắt?

Sụp mi là sự sa xuống của mi trên, thấp hơn so với vị trí bình thường

Mi có thể bị sụp ở các mức độ khác nhau tại một hoặc cả hai bên mắt:

– Mức độ nhẹ (độ I): Bờ mi nằm trên bờ đồng tử
– Mức độ vừa (độ II): Bờ mi nằm trên và che một phần diện đồng tử
– Mức độ nặng (độ III): Bờ mi đã che toàn bộ diện đồng tử

2. Nguyên nhân dẫn đến sụp mi

Tình trạng sụp mi được chia thành hai loại là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. Trong đó, sẽ có các nguyên nhân như: Do cơ, do cân cơ, do thần kinh, do thần kinh cơ, do cơ học, do chấn thương, do tuổi già,…

2.1 Sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh (Congenital ptosis) chiếm đến 55 – 75% các trường hợp sụp mi. Tình trạng này thường xuất hiện ngay sau khi sinh (xảy ra ở khoảng 1,8% số trẻ sơ sinh). Trong đó, sụp mi bẩm sinh một bên mắt chiếm khoảng 75%.

– Sụp mi do cơ: Là nguyên nhân sụp mi bẩm sinh thường gặp nhất. Do loạn phát cơ nâng mi bẩm sinh, số lượng các sợi cơ nâng mi bị giảm đi. Thay thế vào đó là các tổ chức xơ và mỡ. Do vậy, cơ nâng mi bị yếu và hạn chế khả năng co dãn. Dẫn đến biên độ vận động mi giảm, mất nếp mi, nhiều mỡ mi trên,…
– Sụp mi do cân cơ: Thường xảy ra do chấn thương sản khoa. Biểu hiện là biên độ vận động mi không giảm đáng kể, nếp mi trên không rõ hoặc bị nâng cao.
– Sụp mi do cơ học: Do dị dạng sọ mặt hoặc bị chèn ép bởi khối u ở trên hốc mắt hoặc vùng lân cận. VD: U bì, u mạch máu, u xơ thần kinh,…
– Sụp mi do thần kinh: Do sự phân bố và phát triển thần kinh bất thường trong giai đoạn phôi thai. Biểu hiện: Liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh; Hạn chế nâng một mắt; Sụp mi với đồng động kì dị như hiện tượng Marcus – Gunn (mi mắt chớp mở theo vận động của hàm); Hội chứng Horner bẩm sinh; Nhược cơ;…
– Hội chứng chít hẹp mi/Hội chứng mi góc: Đây là phức hợp dị tật bẩm sinh có tính di truyền. Bao gồm: Sụp mi, ngắn khe mi, nếp quạt ngược, khoảng cách giữa 2 mắt xa, sống mũi thấp.

Tìm hiểu thêm: Các loại kính mắt được nhiều người lựa chọn tại TCI

Vì sao bạn bị sụp mi mắt?

Tình trạng sụp mi mắt được chia thành hai loại là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải

2.2 Sụp mi mắc phải

Sụp mi mắc phải (Acquired ptosis) chiếm khoảng 25% các trường hợp sụp mi. Thường xuất hiện phối hợp với những tổn thương khác, tùy theo nguyên nhân.

– Sụp mi do cân cơ (thường gặp nhất): Cân cơ nâng mi bị thoái hóa, dãn mỏng, không bám chắc vào sụn mi do tuổi già, chấn thương, viêm mi, chắp lẹo nhiều lần, day ấn quá mức, sau phẫu thuật, đeo kính áp tròng,… Biểu hiện: Biên độ vận động mi không giảm đáng kể; Nếp mi trên mỏng, cao/không rõ; Chũng giãn mi;…
– Sụp mi do tổn thương thần kinh: Thường là do tổn thương các cấu trúc thần kinh chi phối cơ Muller và cơ nâng mi. Có thể xảy ra do: Chấn thương sọ mặt, u chèn ép, phẫu thuật, viêm, các bệnh mạch máu (đái đường, huyết áp, xơ vữa động mạch), tổn thương vỏ não,… Tùy vào mức độ tổn thương sẽ có các biểu hiện khác nhau.
– Sụp mi do cơ: Cơ nâng mi giảm chức năng do các bệnh cơ khu trú hoặc tỏa lan. VD: Bệnh loạn dưỡng cơ, liệt vận nhãn mạn tính, loạn dưỡng cơ mắt – hầu, hội chứng Guillain – Barré,…
– Sụp mi do tác nhân cơ học: Do mi trên bị chèn ép (u, tuyến lệ phì đại,…), do dính (bỏng, dị ứng thuốc, mắt hột,…), do trùng da mi,…
– Sụp mi do thần kinh – cơ: Do rối loạn miễn dịch, u hoặc phì đại tuyến ức. Thường khởi phát ở tuổi dậy thì, có thể thay đổi nặng hơn về cuối ngày hoặc sau khi vận động gắng sức.
– Do chấn thương, phẫu thuật, can thiệp mạch máu: Chấn thương làm dập hoặc đâm xuyên cân cơ có thể gây sụp mi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, các phẫu thuật hốc mắt, sọ não, can thiệp mạch máu cũng có thể làm tổn thương cân cơ, thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng sụp mi.
– Do tuổi già: Phối hợp nhiều cơ chế, chủ yếu là do cân cơ bị giãn đứt, tuột, thừa da, thừa mỡ, sa tuyến lệ,…

3. Tác hại của sụp mi

Sụp mi nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhược thị do tầm nhìn bị che lấp. Mắt có thể bị lác, thị lực giảm, ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Trong một số trường hợp, sụp mi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. VD: Nhược cơ, đái tháo đường, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não),… Nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, sụp mi cũng đồng thời ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khiến người bệnh cảm thấy tự ti và không thoải mái khi giao tiếp.

Vì vậy, khi mi trên che quá 1/5 đường kính của giác mạc ở phía trên theo đường kinh tuyến 6 – 12h thì nên đi khám để được tư vấn. Tránh để lâu ngày, gây ảnh hưởng đến mắt cũng như tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao bạn bị sụp mi mắt?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị viễn thị là do đâu, khắc phục như thế nào?

Sụp mi mắt nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhược thị

4. Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng sụp mi mắt, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau khi các bệnh toàn thân đã được ổn định, có thể kết hợp đồng thời các phương pháp như:

– Dùng thuốc nhỏ mắt
– Để mắt được nghỉ ngơi với chế độ hợp lý
– Thực hiện các bài tập cải thiện mi mắt và cho đôi mắt khỏe mạnh. VD: Bài tập cơ mặt, bài tập cơ mắt, bài tập nâng mí, bài tập huyệt thái dương, bài tập chống quầng thâm,…
– Phẫu thuật nâng cơ mi
– …..

Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh sụp mi mắt mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị và hữu ích. Để được giải đáp các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *