Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả mà nhiều phụ nữ lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng phù hợp với phương pháp này. Trong bài viết này, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những trường hợp nào không nên đặt vòng để tránh gặp những hậu quả nặng nề nhé!
Bạn đang đọc: Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai?
1. Đặt vòng tránh thai là gì?
Đặt vòng tránh thai là phương pháp đưa vòng nhựa nhỏ có hình chữ T, S… vào tử cung nhằm ngăn chặn quá trình thụ tinh và hạn chế trứng thụ tinh vào buồng tử cung.
Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 2 loại vòng tránh thai là vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai chứa hormone nội tiết (còn được gọi là vòng tránh thai nội tiết), cả hai loại đều có hình chữ T.
Một số hình dáng vòng tránh thai thai chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết phổ biến hiện nay
1.1. Vòng tránh thai chứa đồng
Phần thân chữ T của vòng tránh thai được gắn đồng, đuôi vòng tránh thai có 2 dây nhỏ thò ra ngoài âm đạo mục đích để giúp kiểm tra xem vòng còn ở đúng vịt trí không, phần dây thò ra chỉ dài từ 2 – 3 cm.
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai chứa đồng là chất đồng được gắn trên vòng tránh thai sẽ phóng thích liên tục các ion đồng vào buồng tử cung, từ đó gây ra những cơ co tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng. Đồng thời, các ion đồng được giải phóng hàng ngày cũng sẽ giúp chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, cản trở sự xâm nhập và sống sót của tinh trùng.
Ưu điểm của vòng tránh thai chứa đồng là hiệu quả tránh thai có thể kéo dài 8 đến 10 năm, cải thiện tình trạng kinh nguyệt nhiều, giảm đau bụng kinh. Nhược điểm là khi mới đưa vào cơ thể vòng tránh thai có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn, đau bụng,.. một số ra khí hư bất thường, đau đầu, nổi mụn trứng cá,…
1.2. Vòng tránh thai nội tiết
Vòng tránh thai nội tiết cũng có hình chữ T, nhưng thay vì chứa đồng chúng sẽ chứa hormone nội tiết, loại hormone nội tiết thường dùng loại Mirena và Liletta.
Cơ chế hoạt động của phòng tránh thai nội tiết là lượng hóc môn nội tiết ở vòng tránh thai sẽ được giải phóng từ từ trong tử cung, tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm chất nhầy ở tử cung đặc quánh và dày để ngăn tinh trùng xâm nhập, đồng thời làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi để ngăn cản quá trình thụ thai.
Ưu điểm của vòng tránh thai nội tiết là cho hiệu quả tránh thai nên đến 99%, thời gian tác dụng kéo dài từ 3 đến 5 năm, chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, bụng ít đau hơn, lượng máu ra ít hơn so với sử dụng vòng tránh thai c chưa đong . Nhược điểm là có thể khiến một số người bị rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn, tức ngực, đau đầu, đến khi bất thường, buồn nôn sau khi mới đặt vòng.
2. Chị em nào không nên đặt vòng để tránh thai?
Phương pháp đặt vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện. Những trường hợp không nên đặt vòng để tránh thai mà cố tình thực hiện sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm phụ khoa nặng, polyp tử cung, thủng tử cung,… do đó chị em nên nắm vững những và cẩn trọng.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh phụ khoa
Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai mà cố tình thực hiện sẽ có thể gặp biến chứng nguy hiểm
Những chị em không nên đặt vòng để tránh thai là:
– Bị viêm vòi trứng, ngay cả những trường hợp đã xử trí viêm vòi trứng thì cũng không nên đặt vòng để hạn chế những tổn thương tại bộ phận này và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
– Bị các bệnh viêm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm lạc nội mạc tử cung… Ngay cả khi chưa phát hiện các bệnh này mà có một số bất thường: khí hư ra nhiều, đóng cặn, có mùi hôi, màu vàng xanh; vùng kín ngứa ngáy, nóng rát; kinh nguyệt không đều… thì cũng không nên đặt vòng để tránh thai.
– Bị một số biến dạng về tử cung: tử cung đôi, tử cung 2 sừng, không có tử cung… Những bất thường này chỉ nhận biết thông qua khám phụ khoa.
– Bị u xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
– Bị xuất huyết âm đạo bất thường chưa tìm rõ nguyên nhân.
– Dị ứng với đồng.
– Chưa bao giờ mang thai và nghi ngờ mang thai.
– Tiền sử chửa ngoài tử cung.
– Vừa mới sinh con và bộ máy sinh dục chưa hoạt động bình thường.
3. Làm thế nào để biết có đặt vòng để tránh thai được hay không?
Để biết bản thân mình có phù hợp với phương pháp tránh thai này hay không, chị em cần thông qua khám phụ khoa. Qua thăm khám, bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng và giúp chị em đău ra chỉ định phù hợp. Trường hợp không thể đặt vòng, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp với bạn.
>>>>>Xem thêm: Ung thư lưỡi có lây không?
Chị em cần thăm khám để biết bản thân có phù hợp đặt vòng hay không
Khi có nhu cầu đặt vòng tránh thai, chị em nên tìm địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để thực hiện thăm khám đảm bảo an toàn. Khi được bác sĩ tư vấn, chị em nên tuân thủ chỉ định, tuyệt đối không cố tình làm trái để tránh những hậu quả nặng nề.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp đặt vòng để tránh thai, những ai không nên đặt vòng và những lưu ý quan trọng. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc quanh vấn đề đặt vòng để tránh thai này. Nếu có câu hỏi muốn được giải đáp hoặc có nhu cầu tránh thai bằng phương pháp đặt vòng, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc đi xe để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.