Bao lâu nên đổi kính mới một lần là câu hỏi của rất nhiều người hiện đang đeo kính để khắc phục các bệnh về khúc xạ. Nhiều quan điểm cho rằng khi nào kính bị nứt vỡ thì mới cần mua mới. Tuy nhiên trên thực tế, nếu tròng kính không nứt vỡ nhưng không đáp ứng được nhu cầu nhìn của mắt thì vẫn cần phải thay thế.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi đổi kính mới và những sai lầm khi cắt kính
1.Bao lâu cần đi kiểm tra và cắt kính lại
1.1. Khi nào cần phải đổi kính mới?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa, kính mắt điều chỉnh khúc xạ chỉ có tác dụng tốt nhất trong một khoảng thời gian ngắn tầm 6 tháng. Sau thời gian đó, những người mắc tật khúc xạ nên đi kiểm tra mắt để thay kính mới cho đôi mắt của mình.
Nên đổi kính 6 tháng 1 lần
Những trường hợp dưới đây sẽ cần phải đổi kính mới:
– Tròng của kính bị trầy xước và khó nhìn
Kính bị xước sẽ dẫn đến nhiều vấn đề hơn bạn tưởng. Kính xước khi gặp mưa làm nước mưa lâu trôi hơn, gây khó nhìn tựa như có một lớp sương mù ở kính. Chính vì vậy, khi kính bị trầy xước quá nhiều cần phải nhanh chóng thay kính mới để không ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt.
Ngoài ra, khi bị trầy xước tức là lớp phủ thường có bên ngoài kính nhằm mục đích chống tia cực tím, chống lóa bởi ánh sáng, chống tĩnh điện, chống xước, vỡ…đã bị mài mòn đi nhiều, không còn những hiệu quả trên nữa. Kính sẽ trở nên đục hơn và không đạt hiệu quả để điều chỉnh các tật khúc xạ. Tầm nhìn người sử dụng bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến độ nặng của các tật khúc xạ mắt.
– Mắt bị tăng độ khúc xạ
Nếu đã bị các tật khúc xạ buộc phải đeo kính mà người bệnh vẫn bắt mắt phải làm việc trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, mắt không được nghỉ ngơi thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng mắt bị tăng độ khúc xạ. Khi mắt có hiện tượng bị tăng độ, người bệnh sẽ cảm thấy mờ và cố gắng điều tiết để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên càng cố điều tiết sẽ làm cho mắt bị tăng độ nhanh hơn. Khi đó, độ cận (viễn, loạn) của kính sẽ không còn thích hợp nữa, buộc người bệnh phải đổi kính mới.
– Cảm giác chóng mặt hoa mắt khi đeo kính
Cơ chế hoạt động của mắt là tạo ra hai ảo ảnh ở võng mạc, sau đó não bộ sẽ ghép hai hình ảnh làm một để tạo thành hình ảnh 3D chân thực sống động nhất.
Trong một vài trường hợp một trong hai bên mắt có vấn đề làm cho hai hình ảnh này không thể nhập làm một. Cần điều chỉnh kính để giải quyết vấn đề này mới không ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt sau này.
Có một số bệnh cũng có triệu chứng là hoa mắt chóng mặt, để xác định chính xác cần phải đi thăm khám kịp thời.
1.2. Quy trình kiểm tra lại mắt có tật khúc xạ để đổi kính mới
– Bước 1: Đo thị lực với kính cũ
Bác sĩ sẽ khám bằng máy sinh hiển vi và phân loại. Nếu bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý mắt sẽ được chỉ định chụp chiếu, nếu không thì cần sang bước thăm khám tiếp theo.
– Bước 2: Đo mắt bằng máy khúc xạ tự động
Đây là một phương pháp dựa vào máy khúc xạ kế tự động để đánh giá khúc xạ của người bệnh.
Máy khúc xạ tự động cho ra kết quả đo rất chính xác
– Bước 3: Thực hiện soi bóng đồng tử
Phương pháp này có thể thu được kết quả khúc xạ của bệnh nhân khách quan, không phụ thuộc vào các câu trả lời của người bệnh. Cách này rất thích hợp cho đối tượng trẻ em, những người không thể trả lời chính xác về các câu hỏi khi đo mắt và những người điều tiết mắt nhiều.
– Bước 4: Thử kính
Dùng kính có số độ cận, viễn, loạn đúng với kết quả đo mắt ở các bước bên trên để bệnh nhân đeo thử xem có nhìn rõ không.
– Bước 5: Đo tâm mắt
Việc này có tác dụng giúp cho bệnh nhân nhìn được hình ảnh qua tâm mắt kính một cách thoải mái nhất trong khi đeo thử kín.
– Bước 6: Đeo kính và đi lại
Đây là bước cuối cùng trong quá trình khám mắt để đổi kính mới nhằm kiểm tra xem mắt kính mới có gây khó chịu hay bất tiện gì trong quá trình nhìn của người bệnh hay không. Nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu, mỏi mắt hay nhức đầu thì có thể tiến hành cắt mắt kính mới và kết thúc quá trình thăm khám.
2. Những sai lầm khi đi cắt kính mắt
Nhiều người mắc những sai lầm sau đây khi đi cắt lại kính:
– Chiết suất của kính không phù hợp với độ khúc xạ của người bệnh
Nếu người bệnh có tật khúc xạ ở mức độ nhẹ thì số độ kính cũng không quá cao, việc chọn một chiếc kính có chiết chuất bình thường sẽ không quá ảnh hưởng đến việc đeo kính. Tại sao lại như vậy? Có thể giải thích là mắt kính có độ chiết xuất càng cao thì độ dày của kính càng thấp. Với những người độ khúc xạ nặng mà chọn những loại kính có chiết xuất thấp thì độ dày của kính sẽ rất nhiều, khi đó kính sẽ nặng và tạo áp lực lên mũi nhiều hơn, khiến cho người đeo dễ cảm thấy nhức mỏi, khó chịu. Chính vì vậy, khi đổi kính tăng số cao hơn thì người bệnh nên cân nhắc lựa chọn những loại kính có chiết suất cao. Đeo những loại mắt kính này vừa hợp thời trang, vừa không tạo gánh nặng lên sống mũi.
– Cắt kính có độ khúc xạ thấp hơn hoặc cao hơn độ khúc xạ thực tế của mắt.
Nhiều người khi đã mắc tật khúc xạ thường có suy nghĩ sợ phụ thuộc vào kính, sợ mắt bị tăng độ nên đã cắt kính có độ khúc xạ thấp hơn thực tế. Cũng có trường hợp khách hàng “lo xa” muốn tăng độ để sau này đỡ phải đi cắt lại kính. Những quan điểm trên hoàn toàn là sai lầm và không hề được khuyến khích bởi chúng rất gây hại cho mắt.
Đeo kính có độ khúc xạ thấp hơn sẽ làm cho mắt phải điều tiết nhiều hơn, khiến cho mắt bị mệt mỏi hơn và có thể tăng độ sau một thời gian. Nếu đeo kính có độ khúc xạ cao hơn thực tế sẽ khiến mắt bị nhức mỏi, dẫn đến đau đầu, chóng mắt và sau một thời gian cũng sẽ bị tăng độ. Như vậy, việc đeo kính có số độ thấp hơn mức đo thực tế của mắt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhìn và tình trạng sức khỏe của mắt sau này. Lời khuyên đưa ra là hãy cắt kính mắt theo đúng số độ thực tế.
– Chọn lựa nơi cắt kính không uy tín
Có nhiều người với suy nghĩ ham rẻ nên luôn chọn lựa những nơi bán kính mắt không uy tín, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàng nhập lậu…sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt. Chưa kể đến độ bền, mắt kính chất lượng kèm sẽ có độ chiết suất kém, khả năng làm biến dạng hình ảnh khiến cho mắt bị kém đi.
Nhiều cơ sở bán kính mắt nhưng không có chuyên môn về khám mắt cũng như các tật khúc xạ nên việc đo và kiểm tra mắt cũng có nhiều hạn chế. Ngoài ra, ở những cửa hàng kính nhỏ thì trang thiết bị máy móc không hiện đại, thường gặp vấn đề lỗi thời, dễ xảy ra sai số nên kết quả thu được có thể không hoàn toàn chính xác, độ khúc xạ của người bệnh không được đo chính xác thì sẽ không thể cắt kính phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ
Quầy kính TCI nơi bán đa dạng mọi loại kính
Tại quầy kính mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, khách hàng khi đến mua kính luôn được thăm khám đầy đủ, đo và kiểm tra mắt bằng những trang thiết bị hiện đại nhất. Đồng thời mỗi khách hàng đến đều được khám với các bác sĩ nhãn khoa có tiếng, nhiều kinh nghiệm, lâu năm trong nghề.
>>>>>Xem thêm: Nên mua tròng kính hãng nào, giải đáp thắc mắc
Kính mắt phù hợp với các loại gương mặt
Quầy kính TCI cung cấp đầy đủ các loại mắt kính từ đa tròng, đơn tròng, mắt kính đổi màu, tráng gương, chống tia UV và ánh sáng xanh…cho tới các loại gọng kính làm từ chất liệu kim loại, nhựa siêu bền mà vẫn đảm bảo thời trang, phù hợp với đa dạng các loại khuôn mặt, từ mặt tròn, trái xoan, mặt vuông, mặt dài…. rất phù hợp với những ai có nhu cầu đổi kính mới. Liên hệ tại đây để được tư vấn về các loại kính mắt hiện có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.