Thị lực kém là mối lo hàng đầu của rất nhiều người hiện nay bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Khi nhận thấy thị lực của bản thân bị suy giảm, mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Cần tránh để bệnh tiến triển nặng, kéo dài để giảm thiểu nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Bạn đang đọc: Thị lực kém do đâu và cách khắc phục như thế nào?
1. Thế nào là thị lực kém?
Mắt là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất trong cơ thể của con người bởi phần lớn chức năng của não bộ dành cho thị giác. Nhờ đó, đôi mắt có thể nhìn được xa, rõ và chi tiết mọi vật ở trước mắt. Thị lực kém là tình trạng mắt giảm khả năng nhìn ở mức độ nào đó.
Tầm nhìn nằm trong khoảng 20/40 – 20/200 được cho là mất thị giác từng phần. Tầm nhìn kém hơn 20/200 được coi là mù nhưng không giống với việc mù hoàn toàn.
Thị lực của mắt bị suy giảm là dấu hiệu báo động sức khỏe nhãn khoa đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bệnh có thể hình thành ở bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cũng như học tập của người bệnh. Do vậy, khi phát hiện bản thân nhìn kém, nhìn đồ vật có cảm giác lờ mờ thì mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời với bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn để tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
Thị lực giảm là tình trạng mắt nhìn mờ, nhìn không rõ vật ở trước mắt do rất nhiều nguyên nhân
2. Nguyên nhân gây bệnh
2.1. Do tật khúc xạ
Phần lớn những người mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị…) thường gặp phải tình trạng nhìn mờ, khó nhìn… do hình ảnh đồ vật thu vào trong mắt bị sai lệch vị trí với giác mạc. Tuy nhiên, nhiều người mắc khúc xạ thường chỉ quan tâm tới sự bất tiện trong sinh hoạt và thẩm mỹ khi phải đeo kính mà quên mất răng tình trạng này có thể khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời.
– Cận thị trên -10 Đi ốp có thể gây nhược thị, bong võng mạc dịch kính, tăng nhãn áp, rách võng mạc…
– Viễn thị nặng trên +% Đi ốp không chỉ gây nhức, mỏi mắt mà còn khiến tầm nhìn của mọi người giảm sút, nhìn mờ.
– Loạn thị trên 200D hoặc lệch độ loạn thị ở mắt trên 1.50D tiềm ẩn nguy cơ nhược thị, suy giảm thị lực rất lớn.
2.2. Do bệnh lý của mắt
Một số bệnh lý nhãn khoa sau đây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mắt và là tác nhân hàng đầu gây thị lực kém:
Đục thủy tinh thể (hay cườm khô)
Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở những người ngoài 50 tuổi do sự lão hóa của cơ thể khiến mắt nhìn mờ dần. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực hoàn toàn ở người lớn tuổi với tỷ lệ lên tới hơn 50% trên toàn thế giới.
Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng, thoái hóa hoàng điểm khiến tầm nhìn trung tâm của người bệnh bì mờ và giảm khả năng phân biệt màu sắc. Đó cũng là lý do vì sao những người mắc bệnh này thường có thị lực giảm sút đáng kể và thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc do virus gây nên khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy cộm ở trong mắt, nhiều gỉ mắt, chảy nước mắt bất thường và khiến thị lực gặp cản trở. Bệnh có thể gây biến chứng viêm giác mạc, viêm kết mạc hoặc mù lòa sau khoảng 7-10 ngày mắc bệnh mà không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt viễn thị loạn thị và cách cải thiện
Thoái hoá điểm vàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy giảm thị lực
2.3. Biến chứng của bệnh toàn thân
Thị lực kém cũng có thể hình thành do biến chứng của một số bệnh toàn thân nguy hiểm:
Tiểu đường
Tiểu đường khiến lượng máu cung cấp cho võng mạc giảm đi và khiến võng mạc trở nên suy yếu. Người bị võng mạc tiểu đường thường xuyên mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc có thể mất thị lực hoàn toàn.
Tai biến mạch máu não
Tắc nghẽn, xuất huyết mạch máu não có thể khiến dây thần kinh thị giác bị chèn ép và ảnh hưởng. Người bị tai biến thường nhìn mờ, nhìn kém, thường xuyên mỏi mắt, khả năng phục hồi thấp nếu không được điều trị kịp thời.
Bạch tạng
Tình trạng rối loạn các gen hiếm khiến cho da, tóc hoặc mắt thường có rất ít hoặc không có màu. Do đó, người bị bệnh bạch tạng thường gặp phải tình trạng mắt khó nhìn, nhìn không rõ màu hoặc lờ mờ.
3. Điều trị thị lực kém
3.1. Điều trị tại tại nhãn khoa
– Thị lực bị suy giảm do mắc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) có thể đeo kính hoặc phẫu thuật bằng một số phương pháp hiện đại như laser, lasik…
– Thị lực bị suy giảm do đục thủy tinh thể cần thực hiện phẫu thuật, cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo. Hiện nay, phẫu thuật Phaco là phương pháp hiện đại, ưu việt thường được áp dụng để khắc phục tình trạng đục thủy tinh thể, nhìn mờ ở nhiều người.
– Thị lực bị suy giảm do tăng nhãn áp có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc, nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
– Thị lực suy giảm do bệnh lý toàn thân cần điều trị bệnh lý và kết hợp các biện pháp cải thiện, hồi phục thị lực.
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh ở nhiều người. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xây dựng kế hoạch điều trị khoa học, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hồi phục cao nhất cho người bệnh. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín là việc làm cần thiết đối với những người có thị lực bị suy giảm để được thăm khám, điều trị với bác sĩ có chuyên môn cao.
>>>>>Xem thêm: Dịch đau mắt đỏ: Mối nguy tiềm ẩn lũ và cách phòng tránh
Điều trị thị lực kém do tật khúc xạ bằng việc sử dụng các loại kính áp tròng, kính gọng…
3.2. Chăm sóc sức khỏe mắt
Chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Do vậy, mọi người cần cẩn trong trong việc:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C E để củng cố sức khỏe của đôi mắt.
– Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích có hại để tránh làm ảnh hưởng tới thị lực.
– Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh vận động quá mạnh trong thời kỳ điều trị mắt, tránh áp lực về tinh thần.
– Sử dụng thuốc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám kỹ càng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh lý để tránh các biến chứng nguy hiểm khôn lường.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, nên massage nhẹ nhàng vùng mắt để kích thích mạch máu lưu thông dễ dàng.
– Tái khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường sau khi điều trị suy giảm thị lực.
Sức khỏe cũng như sinh hoạt, học tập bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng thị lực kém. Do vậy, các bác sĩ nhãn khoa cảnh báo mọi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, chăm sóc mắt khoa học và đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.