Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

Các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào? Qua từng mốc thai nhi phát triển ra sao? Đây là một phần kiến thức được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này.
Thai kỳ trung bình kéo dài 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến khi em bé cất tiếng khóc chào đời. Trong suốt thời gian này sẽ chia thành 3 giai đoạn phát triển bao gồm: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, sự phát triển của thai nhi lại thay đổi.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

1. Các giai đoạn phát triển của thai nhi 3 tháng đầu (thai từ 1-12 tuần)

Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

Giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

– Thai nhi 4-7 tuần: Bắt đầu hình thành phôi thai, hệ thần kinh (não và tủy sống), trái tim dần xuất hiện và có những nhịp đập. Phôi thai bắt đầu có sự hình thành chồi chân, tay.
– Thai nhi 8-10 tuần: Giai đoạn này hệ thần kinh phát triển nhanh, hình thành não bộ, đầu bé lớn hơn. Cơ thể đã hình thành, tứ chi rõ rệt và các cơ quan nội tạng ngày càng phức tạp hơn. Phôi thai khoảng 5cm, mắt và tai đang phát triển.
– Thai nhi 11-12 tuần: Trong giai đoạn này sự hình thành thai nhi về các bộ phận đã tương đối đầy đủ, cuống rốn đã hoàn chỉnh vai trò và cung cấp dưỡng chất cho bào thai. Thời điểm này, thai nhi lớn rất nhanh với chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gr. Đây cũng là một mốc khám thai không thể bỏ qua trong thai kì.

2. Giai đoạn phát triển của thai nhi 3 tháng giữa (thai từ tuần 13-27)

– Thai nhi 13-16 tuần: Giai đoạn này, thai nhi tiếp tục hình thành hệ thống xương và da, phân su đã hình thành trong đường ruột của bé, bé đã biết phản xạ mút tay ở miệng. Lúc này em bé nặng khoảng 150gr.

Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu ung thư dương vật nhiều người bỏ qua

Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

Khoảng 16 tuần, thai nhi đã có phản xạ mút tay

– Thai nhi 16-20 tuần: Em bé bắt đầu biết chuyển động trong bụng mẹ và mẹ đã cảm thấy những cơn máy rõ ràng hơn. Toàn thân bé lúc này được bao phủ một lớp lông tơ mỏng, mềm, Trên gương mặt các đường nét rõ ràng hơn, lông mày, lông mi hình thành. Bé bắt đầu có móng tay, móng chân. Giai đoạn này mẹ nên cho bé nghe nhạc để kích thích trí não. Bé dài khoảng 15cm và nặng 250 gr.
-Thai nhi từ 20-27 tuần: Đây là giai đoạn bé phát triển tương đối toàn diện khi hình thành vị giác, dấu vân chân và tay, tủy sống phát triển và hình thành tế bào máu, tóc mọc nhiều. Đặc biệt các cơ quan nội tạng có thể quan sát rõ ràng hơn. Lúc này bé nặng khoảng 0,6-0,7kg và dài khoảng 30cm.

3. Giai đoạn phát triển của thai nhi 3 tháng cuối (thai từ 28 đến khi sinh)

– Thai nhi từ 28-32 tuần: Thời điểm này bé vận động rất mạnh trong bụng mẹ do hệ thống xương đã phát triển đầy đủ. Đôi mắt có thể đóng mở, thường xuyên. Từ giai đoạn này, em bé cũng có xu hướng tăng cân nhanh khoảng 0,2kg/tuần, nặng khoảng 1,8-2,2kg và dài khoảng 40cm.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững

>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư có chữa khỏi không?

– Thai nhi từ 33 đến 36 tuần: Lúc này các lớp sáp bảo vệ cơ thể dày hơn, lượng mỡ tăng lên khiến bé bắt đầu đáng yêu qua hình ảnh siêu âm. Thời gian này, bé đạp ít hơn do không gian bị thu hẹp và hầu hết các bộ phận của cơ thể đã hoàn thiện. Em bé đạt 2,7-3kg và 45cm

– Thai nhi từ 36 tuần đến khi sinh: Đây là thời gian bé đã sẵn sàng để chào đời vì phát triển toàn diện.  Cân nặng lúc chào đời của của bé khoảng 3-3,2kg và chiều dài trung bình là 50cm. Tuy nhiên, tùy vào từng chế độ của mẹ mà mỗi bé có kích thước khác nhau. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên sẵn sàng tâm lý để chuẩn bị chuyển dạ.
Sự hình thành của thi nhi là một quá trình dài và cần được theo dõi chặt chẽ. Để theo dõi thai kì hiệu quả và đảm bảo các giai đoạn diễn ra bình thường, các mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ và thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *