Những điều cần biết về khí hư của phụ nữ

Khí hư giúp giữ ẩm và cân bằng môi trường vùng kín. Nếu cơ quan sinh sản có vấn đề, tính chất của khí hư có thể thay đổi và đó cũng là biểu hiện dễ nhận biết của các căn bệnh phụ khoa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về khí hư đồng thời biết cách phát hiện bệnh lý và bảo vệ sức khỏe của mình một cách hiệu quả.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về khí hư của phụ nữ

Khí hư là gì?

Những điều cần biết về khí hư của phụ nữ

Khí hư sinh lý

Khí hư hay dịch tiết âm đạo (huyết trắng) là chất dịch được tiết ra từ các tế bào tại cơ quan sinh sản của nữ giới. Bạn gái bắt đầu có hiện tượng khí hư từ khi bước vào độ tuổi dậy thì. Đây cũng chính là một sự báo hiệu sự hoạt động của cơ quan sinh dục nữ.
Khí hư có tác dụng giữ ẩm và giúp môi trường giữ được độ cân bằng, đảm bảo các cơ quan trong vùng kín được hoạt động hiệu quả. Khí hư có hai loại là khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Ở mỗi loại khí hư sẽ có tính chất khác nhau và thể hiện tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh sản nữ.

Khí hư sinh lý

Ở cơ thể khỏe mạnh, khí hư sinh lý có màu trắng, trong, có thể hơi ngả vàng hoặc hơi đục. Khí hư sinh lý thường nhầy dính, hơi dai như lòng trắng trứng, không có mùi và tiết ít đủ làm ẩm vùng kín nên không tạo cho chị em cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, tính chất khí hư sinh lý có thể thay đổi theo một số thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ khí hư sẽ tiết nhiều hơn, hơi loãng khi gần đến ngày kinh nguyệt. Vào thời điểm rụng trứng, khí hư cũng tiết nhiều, loãng và dai.

Khí hư bệnh lý

Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư vú ở đâu tốt?

Những điều cần biết về khí hư của phụ nữ

Khí hư bệnh lý

Khi khí hư có biểu hiện bất thường trong thời gian dài thì được coi là khí hư bệnh lý. Một số biểu hiện của khí hư bệnh lý như sau:
– Khí hư ra nhiều, ồ ạt vào nhiều ngày trong chu kỳ khiến chị em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vì vùng kín luôn có cảm giác ẩm ướt.
– Khí hư loãng như nước, không có độ nhầy dính.
– Khí hư đặc quánh, vón cục, có cặn trắng, khí hư như bã đậu.
– Khí hư có màu vàng, xanh, nâu, lẫn máu hoặc có mủ.
– Khí hư có mùi hôi, khí hư có mùi chua vô cùng khó chịu

Nhận biết bệnh lý qua biểu hiện của khí hư

Khí hư là dấu hiệu của tình trạng vùng kín. Nếu chị em có khí hư sinh lý bình thường chứng tỏ có một bộ máy sinh sản hoạt động bình thường. Còn trong trường hợp bị khí hư bệnh lý với các biểu hiện bất thường khí hư ra nhiều loãng như nước, khí hư đổi màu, có mùi kéo dài thì đây có thể biểu hiện của nhiều căn bệnh phụ khoa khác nhau. Chị em nên quan sát biểu hiện của khí hư để sớm phát hiện các bệnh lý trong cơ quan sinh sản.
Nhận biết một số bệnh lý qua biểu hiện của khí hư như sau:
– Khí hư ra nhiều, ồ ạt, loãng như nước có thể do viêm lộ tuyến cổ tử cung.
– Khí hư màu vàng, xanh có thể do viêm cổ tử cung.
– Khí hư có mùi hôi, chua do vùng kín nhiễm khuẩn.
– Khí hư có cặn trắng, hôi và ngứa âm hộ là biểu hiện của viêm âm đạo do nấm.
– Khí hư có lẫn máu là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa mạn tính, u xơ tử cung, polyp tử cung, polyp cổ tử cung…
– Khí hư có mùi hôi, vùng kín nổi mụn thì khả năng mắc các bệnh xã hội (lậu, sùi mào gà, mụn rộp…) là rất cao.

Làm gì khi bị khí hư bất thường?

Những điều cần biết về khí hư của phụ nữ

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu chớ quên: 3 mốc khám thai quan trọng nhất

Chị em nên thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường của khí hư.

Ngay khi phát hiện các biểu hiện của khí hư bất thường, chị em không nên chủ quan hay tự ý mua thuốc về sử dụng. Lúc đó nên nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám, sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử trí phù hợp.
Bên cạnh thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, chị em nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, khi vệ sinh nên tránh thụt rửa sâu bên trong tạo con đường để vi khuẩn tấn công và đặc biệt nên chú ý những ngày đèn đỏ. Chị em cũng nên mặc đồ lót chất lượng, có độ thấm hút cao và vừa vặn với cơ thể để vùng kín luôn khô thoáng. Chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để cơ thể luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *