Chứng mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mất ngủ kéo dài, sức khỏe, tinh thần, công việc của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Cùng đọc bài viết sau để tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao mất ngủ”.
Bạn đang đọc: Giải đáp tại sao mất ngủ và phương pháp cải thiện
1. Phân loại các dạng mất ngủ
Mất ngủ có nhiều dạng, một số trường hợp phổ biến là:
1.1. Mất ngủ ban đêm
Người bị mất ngủ ban đêm có các triệu chứng điển hình như khó vào giấc, trằn trọc rất lâu mới ngủ được, ngủ chập chờn không sâu giấc. Giấc ngủ đêm không kéo dài đủ từ 6-8 tiếng mà chỉ rơi vào 3-4 tiếng là đã tỉnh.
1.2. Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Chứng mất ngủ kéo dài khó điều trị hơn, cần kết hợp nhiều phương pháp, do đó ngay khi mất ngủ người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân sớm nhất.
Mất ngủ kéo dài gây ra cho người bệnh nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất lẫn cuộc sống
1.3. Mất ngủ sau sinh
Phụ nữ sau sinh hay mất ngủ do các nguyên nhân sau đây:
– Do đau ở vết mổ, vết khâu tầng sinh môn
– Rối loạn giấc ngủ do thức khuya chăm con, vắt sữa, …
– Tình trạng trầm cảm sau sinh khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.
1.4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ bao gồm mất ngủ, ngủ rũ ban ngày, ngủ quá nhiều nhưng luôn buồn ngủ, rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể do hội chứng chân không yên, ngáy, ngưng thở khi ngủ, mộng du, …
2. Lý giải: Tại sao mất ngủ?
Không ngủ được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể do cảm xúc, tâm trạng chi phối; cũng có thể do các bệnh lý ảnh hưởng; các yếu tố ngoại cảnh tác động.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ, điều quan trọng là cần tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao mất ngủ”. Nếu không tìm ra được nguyên nhân chính xác, việc điều trị dứt điểm hoàn toàn rất khó kiểm soát. Điều trị chứng mất ngủ cần có thời gian, sự kiên trì và nghiêm túc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ.
2.1. Tại sao mất ngủ? – Nguyên nhân khách quan
Môi trường phòng ngủ
Phòng ngủ là yếu tố quyết định đến 70% chất lượng giấc ngủ. Để ngủ ngon, ngủ sau bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
– Ngủ trong một không gian không ô nhiễm tiếng ồn.
– Phòng ngủ không sáng quá, độ sáng phù hợp.
– Nhiệt độ phòng phù hợp, không nên quá lạnh cũng như quá nóng.
– Không gian sạch sẽ, thoáng mát, không bị ẩm mốc.
– Chăn, gối, nệm chọn loại có chất liệu phù hợp, giữ cho luôn sạch sẽ.
Chênh lệch múi giờ, thời gian biểu thay đổi liên tục
Nếu đặc thù công việc của bạn là làm theo ca, giờ làm việc thay đổi nhiều khiến cơ thể không kịp thích ứng nên có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, chênh lệch múi giờ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Một nguyên nhân khác là ngủ quá nhiều vào ban ngày, thức khuya, dậy muộn làm cho cơn buồn ngủ quá giấc, không muốn ngủ nữa và dần dần trở thành tình trạng mất ngủ.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng và liên quan trực tiếp tới giấc ngủ của mỗi người. Người đang bị mất ngủ nên ăn đủ nhóm chất, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ vì sẽ gây ra tình trạng ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu gây khó ngủ. Trước khi ngủ, không nên ăn quá no sẽ khiến khó vào giấc ngủ.
Đồng thời thói quen ít vận động, rèn luyện cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn nên xây dựng thói quen tập luyện mỗi ngày từ 30-45 phút với cường độ phù hợp. Tránh tập quá sức và tập nặng trước khi đi ngủ vì sẽ khiến cơ thể khó về trạng thái nghỉ ngơi, gây mất ngủ.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cay nóng gây ra tình trạng khó tiêu, ợ nóng – đều là triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ
Áp lực cuộc sống, các vấn đề về tâm thần
Với sự phát triển của xã hội, những áp lực về công việc, tiền bạc, tình yêu, gia đình, … cũng dần tăng lên. Điều đó khiến con người gặp nhiều áp lực, lo lắng và mất cân bằng tâm lý. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và dần phát triển thành mất ngủ mạn tính.
2.2. Tại sao mất ngủ? – Yếu tố bệnh lý
Nếu đang mắc các bệnh lý nội khoa sau đây, các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ:
– Đau dạ dày
– Đau đại tràng
– Hen phế quản
– Nhóm bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, …
– Cao huyết áp
– Tiểu đường
– Béo phì
– Viêm xương khớp
– Viêm xoang
Các vấn đề về tâm thần cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, bao gồm:
– Trầm cảm
– Hưng cảm
– Rối loạn lo âu lan tỏa
– Tâm thần phân liệt
– Rối loạn cảm xúc, stress sau chấn thương
– Sa sút trí tuệ
2.3. Nguyên nhân gây mất ngủ là yếu tố sinh lý
Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang thai: do sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến tâm lý có sự thay đổi nên những đối tượng này cũng dễ mất ngủ. Giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen và progesterone suy giảm, đây là nguyên nhân chính gây mất ngủ.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng là nhóm người dễ mất ngủ. Tuổi càng cao cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng của các bệnh lý sẵn có khiến người già khó ngủ, ngủ ít. Hầu hết những người lớn tuổi đều nói rằng mình không ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày.
3. Lời khuyên dành cho những người đang bị mất ngủ
Mất ngủ dù ngắn hạn hay dài hạn cũng cần được khắc phục sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày.
3.1. Đối với những người mất ngủ từ vài ngày đến vài tuần
Nếu chỉ mới mất ngủ, người bệnh không nên quá lo lắng, hãy thử áp dụng một số biện pháp sau đây:
Điều chỉnh chế độ và thực đơn ăn uống
Để có một giấc ngủ ngon, nên ăn đúng bữa, tránh ăn no sát giờ đi ngủ. Người bệnh nên tìm hiểu và bổ sung các thực phẩm giúp dễ ngủ như mật ong, hoa tam thất, hạt sen, chuối, sữa chua, trà hoa cúc, … Bên cạnh đó nên tăng cường cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt tốt cho não.
Vận động, tập thể dục đều đặn với môn thể thao yêu thích
Để duy trì được thói quen vận động mỗi ngày, nên tìm được môn thể thao mình yêu thích. Vận động giúp duy trì vóc dáng, lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng, tăng sức đề kháng, từ đó giúp ngủ ngon. Yoga và thiền là 2 bài tập phổ biến dành cho người đang bị khó ngủ, ngủ không sâu. Tuy nhiên có thể đi bộ, đạp xe, chạy bộ, tập aerobic đều được, miễn là phù hợp với sức của mình.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan thông tin cần biết về bệnh sa sút trí tuệ
Không chỉ người bị mất ngủ, tất cả chúng ta nên xây dựng thói quen tập luyện mỗi ngày
Kiểm soát căng thẳng, tâm trí, suy nghĩ
Luôn giữ thái độ tích cực, tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế suy nghĩ về công việc, tiền bạc trước khi ngủ. Để dễ ngủ, bạn có thể nghe nhạc nhẹ không lời hoặc đọc sách để quên đi những áp lực, lo toan xung quanh.
3.2. Với người bị mất ngủ kéo dài (trên 1 tháng)
Với những người mất ngủ hơn 1 tháng, nên đến chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân tại sao mất ngủ, từ đó sẽ có định hướng điều trị phù hợp. Không nên tự dùng thuốc ngủ, thuốc an thần tại nhà vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và khiến tình trạng mất ngủ hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.