Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?

Đau mắt đỏ là bệnh lý nhãn khoa đơn giản và phổ biến ở mọi lứa tuổi, thậm chí là bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh. Mắt của trẻ khi mới sinh còn rất yếu ớt và non nớt, nên dễ bị mắc đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy cụ thể những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? và Cha mẹ cần làm gì để chữa cho con?

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?

1. Nguyên nhân gây nên đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện sớm ngay từ ngày đầu mới sinh cho tới 2 tuần sau khi sinh. Bệnh thường sẽ khiến mắt của trẻ bị đỏ ở phần lòng trắng và đi kèm hiện tượng sưng mí.

Tính đến hiện nay, có khá nhiều tác nhân có thể gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, nhưng tựu chung lại các tác nhân này đều được xếp vào 2 nhóm nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn và do dị ứng tự nhiên.

1.1 Vi khuẩn truyền từ mẹ gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở một số bộ phận trên cơ thể, và không được điều trị dứt điểm có thể lây cho trẻ. Những vi khuẩn này sẽ truyền sang trẻ trong quá trình vượt cạn và tấn công những bộ phận có niêm mạc yếu hoặc nhạy cảm như mắt, từ đó gây đau mắt đỏ. Những vi khuẩn thường gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là:

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

– Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis: Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục và đau mắt đỏ ở mẹ bầu. Đau mắt đỏ do Chlamydia gây ra thường khiến trẻ sơ sinh bị đỏ mắt, sưng mí đi kèm theo chảy mủ và có triệu chứng rõ rệt ở 5 – 12 ngày tuổi. Có khoảng 50% trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn này cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác như phổi và vòm họng.

– Vi khuẩn lậu mủ: Tương tự Chlamyda, vi khuẩn này cũng lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Ở loại vi khuẩn này dấu hiệu bệnh xuất hiện từ 2 – 4 ngày sau sinh. Đau mắt đỏ do lậu mủ thường làm xuất hiện mủ dày ở mắt trẻ và có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tủy, viêm màng não…

– Vi khuẩn, virus khác: Một số viêm nhiễm ở người mẹ do vi khuẩn khác gây ra cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ như: vi khuẩn kí sinh ở âm đạo, virus gây mụn rộp sinh học…

1.2 Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do kích ứng với hóa chất

Bên cạnh nguyên nhân nhiễm khuẩn do sự tấn công của các loại vi khuẩn lây từ mẹ, bé còn có thể bị đau mắt đỏ do bị kích ứng với các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình chăm sóc hoặc trong các loại thuốc.

Điển hình trường hợp thường gặp nhất là vô tình sữa tắm hoặc nước bẩn bị lọt vào mắt bé trong quá trình tắm rửa, hoặc không may làm kem dưỡng da mặt cho bé dính vào mắt trong quá trình thoa. Các hóa chất bên ngoài như vậy rất dễ gây kích ứng với mắt trẻ, từ đó dẫn đến bệnh dị ứng mắt và để lại biến chứng là đau mắt đỏ.

Ngoài ra, có một số loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh cũng có chứa các chất dễ gây kích ứng và khiến trẻ bị phản ứng phụ với thuốc. Rất may, thông thường ở trường hợp này mắt trẻ chỉ bị đỏ nhẹ và hơi sưng nề trong một thời gian ngắn.

2. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

– Mắt đỏ: Phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ hoặc hồng, nổi rõ mạch máu do tình trạng viêm. Ban đầu bệnh thường bắt đầu ở một mắt, nhưng sau đó có thể lan truyền sang mắt còn lại trong vòng 24 – 48 giờ. Bên trong mí mắt của trẻ cũng có màu đỏ bất thường, dễ dàng phát hiện kéo nhẹ mi mắt bên dưới xuống.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về giá tròng kính cận siêu mỏng

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?

Mắt nhiều ghèn là 1 biểu hiện khi đau mắt đỏ

– Mắt có chất nhầy, mủ và chảy nước: Khi mắt bắt đầu bị đỏ lên, thì đồng thời cũng xuất hiện chất nhầy, ghèn mắt có màu vàng, trắng hoặc xanh. Chất nhầy này sẽ đóng dày lên tại các góc của mắt và dần dần bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Sau khi ngủ dậy trẻ thường rất khó mở mắt sự đóng cứng chất nhầy ở mắt.

– Mắt sưng phù: Khi tình trạng viêm mí mắt do đau mắt đỏ gây ra trở nên nghiêm trọng hơn, mí mắt và vùng xung quanh mắt sẽ bị sưng nề. Tình trạng sưng phù quá nặng sẽ khiến trẻ rất khó mở mắt.

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng chỉ diễn ra ở mắt, vì vậy không khiến trẻ bị sốt, mệt mỏi, ăn uống kém hay có bất kỳ triệu chứng tổng thể nào khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần nghĩ tới đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu:

– Mắt bé ngày càng đỏ và sưng hơn.

– Gỉ mắt, ghèn có màu vàng đậm hoặc xanh.

– Bé quấy khóc liên tục và có hiện tượng sốt cao.

– Trong mắt của bé xuất hiện lớp màng.

– Tình trạng đau mắt đỏ của trẻ không thuyên giảm sau 5 ngày.

3. Điều cha mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ

Khi thấy con bị đau mắt đỏ, việc cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, căn cứ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp xử trí phù hợp như: nhỏ, uống kháng sinh, tiêm tĩnh mạch,…

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi phí mổ mộng mắt và an tâm điều trị

Nên vệ sinh mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý khi trẻ bị đau mắt đỏ

Bên cạnh đó, cha mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày bằng cách lấy miếng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ từ đầu mắt đến đuôi mắt trẻ. Nên vệ sinh mắt cho trẻ như vậy từ 3 – 5 lần/ngày.

Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cần lưu ý một vài điều sau:

– Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày.

– Tránh để các loại hoá chất như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng… rơi vào mắt trẻ.

– Không dùng chung khăn mặt với trẻ, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.

– Che chắn cẩn thận cho trẻ khỏi khói bụi khi ra ngoài.

– Hạn chế cho trẻ tới nơi đông người khi vào mùa dịch đau mắt đỏ.

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Nếu thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của đau mắt đỏ, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *