Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là một bệnh lý lành tính về mắt, hiện tại chưa xác định rõ nguyên nhân. Người bệnh có các dấu hiệu như nhìn mờ, nhìn vật bị méo mó hình dạng, có thể kèm theo các cơn đau nhức mắt. Bệnh cũng có các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này để bạn có thêm kiến thức cũng như phòng ngừa.
Bạn đang đọc: Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là gì?
Hình ảnh bên mắt mắc hắc võng mạc.
1. Khái niệm bệnh hắc võng mạc
Bệnh xuất hiện khi có thanh dịch của võng mạc mắt nhận cảm thần kinh bị bong ra do nguyên nhân từ mạng mạch mắt có dịch rò rỉ thông qua biểu mô sắc tố võng mạc. Nguyên nhân khiến rò rỉ biểu mô như có tình trạng viêm hoặc có khối u. Về mặt lý thuyết bạn có thể khó hình dung đây là bệnh gì. Dưới đây là dấu hiệu của bệnh khiến bạn có cái nhìn tổng quan và dễ hình dung bệnh hơn.
2. Biểu hiện thường thấy của bệnh
Người mắc bệnh thường có các biểu hiện như:
– Dấu hiệu nhìn mờ xuất hiện ở một hoặc hai mắt. Thị lực của bệnh nhân chỉ còn khoảng 5/10 nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể chỉ còn khoảng 2/10, thậm chí là 1/10.
– Hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy bị méo mó, biến dạng. Cần phân biệt ảnh bị méo khi mắc bệnh hắc võng mạc và mờ nhòe khi mắc các tật khúc xạ, bệnh lý thông thường.
– Người bệnh cũng mất dần khả năng nhận diện màu sắc. Một số sắc thay đổi khi mắc bệnh là vàng, sáng, các màu nhạt,…
– Cảm thấy có bóng đen che tầm nhìn. Biểu hiện này dễ bị phân biệt với triệu chứng ruồi bay trước mắt ở bệnh đục thủy tinh thể.
– Bệnh nhân thấy ám điểm trung tâm: là hình ảnh đám mờ hoặc tối trước mắt. Tình trạng này xuất hiện do rối loạn cơ năng tế bào nón.
– Bệnh hắc võng mạc có thể khiến bệnh nhân bị đau đầu, nhức mắt
– Có thể mắc ở 1 hoặc 2 mắt nhưng hiếm khi xảy ra ở cả 2 mắt
Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi khám mắt cận ở đâu tốt tại Hà Nội
Bệnh nhân có thể bị đau nhức đầu và mắt.
Có thể nhận biết dấu hiệu mắc bệnh bằng cách chú ý theo dõi mắt hàng ngày hoặc dùng ô vuông Amsler để phát hiện những biến dạng hình. Việc chẩn đoán được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Mắt có chuyên môn.
3. Lý do gì gây nên bệnh?
Hắc võng mạc xảy ra do quá trình rối loạn vận mạch. Ngoài ra, chưa thể xác định các nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh này. Tuy nhiên dưới đây là các yếu tố có nguy cơ cao gây nên bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:
– Các nước Châu á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
– Bệnh thường gặp ở người trưởng thành trên 20 tuổi, ít gặp ở người già và trẻ nhỏ
– Những người có tâm lý không ổn định, dễ bị tác động, stress có nguy cơ cao mắc bệnh
– Người sử dụng thuốc lá, rượu bia lâu năm
– Bệnh có thể hình thành do chứng mất ngủ, lo âu,…
4. Phương pháp điều trị bệnh
4.1. Chẩn đoán bệnh
Bệnh được chẩn đoán qua thăm khám đáy mắt. Mắt của người bệnh có hoàng điểm sẫm màu, có dấu hiệu giảm hoặc mất ánh sáng trung tâm. Hoàng điểm là một phần của võng mạc phía sau mắt, giữ chức năng làm thị lực trung tâm, phân biệt màu sắc. Khi hoàng điểm xảy ra vấn đề, mắt sẽ khó nhận biết các màu. Ngoài ra, việc chẩn đoán xác định và theo dõi bệnh bằng phương pháp chụp cắt lớp võng mạc. Trường hợp bệnh kéo dài hoặc thấy có yếu tố tái phát nhiều lần thì có thể dùng phương pháp chụp mạch huỳnh quang.
4.2. Điều trị bệnh hắc võng mạc
Đây là bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi sau 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể tự khỏi bệnh mà vẫn có những trường hợp bệnh chuyển nặng, bệnh nhân gặp các biến chứng như teo võng mạc gây mất chức năng võng mạc. Do đó, để hạn chế nguy cơ, người mắc nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.
>>>>>Xem thêm: Trị đau mắt đỏ bằng rau răm: Thực hư hiệu quả
Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị chính xác.
Do nguyên nhân gây ra bệnh chưa được làm rõ nên việc điều trị bệnh này chủ yếu là dùng các loại thuốc bổ trợ giúp bệnh chóng khỏi. Bác sĩ có thể tiến hành dùng laser đốt vị trí rò rỉ cách hoàng điểm 2 đường kính gai thị. Kết quả của phương pháp này được các bác sĩ báo tốt, hạn chế tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi với tất cả bệnh nhân bởi các biến chứng mà nó mang lại. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định làm với bệnh nhân đã tái nhiều lần và có thời gian mắc bệnh hắc võng mạc lâu.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc dãn mạch, giảm phù nề và cung cấp dinh dưỡng cho mắt.
5. Có phương pháp gì phòng tránh hắc võng mạc hay không?
Người mắc bệnh dù ở tình trạng bệnh nào cũng đều có phương pháp điều trị phù hợp giúp bảo vệ đôi mắt. Nhưng bệnh lại không có các phương pháp nào để phòng chống hiệu quả. Do đó bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
– Chú ý thói quen sinh hoạt: loại bỏ các tác nhân gây hại trong cuộc sống như thuốc lá, rượu bia, thuốc lá. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, thư giãn khi tinh thần không được thoải mái. Nên ngủ đủ giấc và chú ý các hoạt động thể chất lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe.
– Bảo vệ mắt bằng việc cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn mắt bằng phương pháp massage hoặc chườm mắt
– Khám mắt định kỳ và không bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của mắt. Tuy bệnh không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể tự khỏi nhưng vẫn nên có sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ để xác định đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng kính, uống thuốc, tra thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Người mắc hắc võng mạc bị ảnh hưởng thị lực trực tiếp, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy quan tâm hơn đến đôi mắt của mình bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh tốt cho mắt và khám mắt định kỳ. Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI có đầy đủ các gói khám với trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi chắc chắn là nơi bạn có thể tin tưởng để giữ gìn đôi mắt luôn khỏe đẹp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.