Tránh bị đột quỵ nhờ 5 biện pháp đơn giản sau

Đột quỵ “tấn công” không chỉ não bộ mà có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Nguy cơ tử vong và biến chứng cao của căn bệnh này đòi hỏi mỗi người cần nâng cao ý thức phòng tránh. Vậy tránh bị đột quỵ bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí 5 biện pháp phòng ngừa đột quỵ đơn giản.

Bạn đang đọc: Tránh bị đột quỵ nhờ 5 biện pháp đơn giản sau

1. Vì sao cần phòng tránh đột quỵ?

Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh đối với con người bởi căn bệnh này lọt top 3 những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ lên tới 50% trong tổng số ca mắc.

Theo Hội Đột quỵ thế giới năm 2022 có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ trên toàn cầu. Mỗi năm có tới 6,5 triệu ca tử vong do đột quỵ, trong đó hơn 6% là người người trẻ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Neurology cho thấy số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan đến đột quỵ nhồi máu não đã tăng từ 2 triệu vào năm 1990 lên 3,29 triệu trong năm 2019. Dự kiến con số này sẽ là 5 triệu người trong năm 2030.

Không chỉ gây tử vong, đột quỵ còn dẫn đến những hậu quả rất nặng nề, những biến chứng nguy hiểm như: liệt nửa người, méo miệng; rối loạn ngôn ngữ, khó nói, khó diễn đạt; suy giảm nhận thức; phù não; rối loạn vận động cơ thể, co cứng cơ các chi; khó nuốt; đại tiểu tiện không tự chủ; nhiễm trùng đường tiết niệu; rối loạn thị giác; đau nhức cơ thể; viêm phổi, xẹp phổi; động kinh; trầm cảm; thay đổi tính cách; lở loét do tì đè; xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu…

Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Đây là gánh nặng cho không chỉ cho bệnh nhân mà cả gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng.

Tránh bị đột quỵ nhờ 5 biện pháp đơn giản sau

Cần phòng ngừa đột quỵ từ sớm để ngăn nguy cơ tử vong và biến chứng do biến cố này.

2. 5 biện pháp giúp tránh bị đột quỵ

Để tránh bị đột quỵ, bạn cần ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh. Các biện pháp được khuyến cáo trong trường hợp này gồm:

2.1 Ăn uống lành mạnh để tránh bị đột quỵ

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ tạo các mảng bám trên thành mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông. Việc tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nội tạng, mỡ động vật cũng làm tích tụ cholesterol.

Chế độ ăn uống được các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ gồm:

– Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, từ đó giảm cholesterol xấu

– Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể, chuyển hóa mỡ, giảm cholesterol

– Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như khoai lang, ớt đỏ và xanh, cà rốt, cải xoăn, rau bina…

– Ăn uống đúng giờ

2.2 Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá là những “kẻ thù” lớn của hệ thần kinh. Sử dụng rượu bia quá nhiều, hút thuốc vô tội vạ có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến cả đột quy nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Hút thuốc là làm tăng 6 lần nguy cơ đột quỵ. Những người uống trung bình trên 2 ly rượu/ngày có nguy cơ đột quỵ tăng hơn 34% so với những người không uống.

Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích là cách hữu hiệu để cải thiện huyết áp, bảo vệ mạch máu và ngăn đột quỵ xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ nào khám tim mạch tốt nhất hiện nay

Tránh bị đột quỵ nhờ 5 biện pháp đơn giản sau

Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá giúp ngăn ngừa đột quỵ.

2.3 Tập luyện đều đặn

Lười thể dục, ít vận động làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự hình thành các mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ. Lười vận động cũng thường liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường. Đây là các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cần loại bỏ.

Việc luyện tập đều đặn giúp giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. Tập luyện cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại các loại bệnh tật một cách hiệu quả.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn có thể tập bất cứ môn thể thao yêu thích nào. Tuy nhiên cần chú ý thời gian và cường độ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu thấy các biểu hiện bất thường như tức ngực, khó thở, chóng mặt khi tập luyện, cần tạm ngừng tập và tiến hành thăm khám sớm.

2.4 Giảm cân hiệu quả có tác dụng tốt trong việc phòng tránh bị đột quỵ

Cân nặng quá khổ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Thừa cân, béo phì cũng làm gia tăng các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao. Vì thế việc giảm cân có ý nghĩa nhất định trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên giảm cân khoa học bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp thay vì giảm cân cấp tốc.

2.5 Kiểm soát các bệnh lý

Các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch,… là tác nhân quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Thống kê cho thấy người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường từ 2 đến 4 lần. Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra 60% các cơn đột quỵ và có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Việc phát hiện sớm các bệnh lý này là rất quan trọng giúp bạn tránh bị đột quỵ. Công tác tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ được tiến hành càng sớm, người bệnh càng chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa đột quỵ.

Khám tầm soát nguy cơ đột quỵ giúp ngăn đột quỵ từ trong "trứng nước"

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh tim mạch

Khám định kì, tầm soát các nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ để góp phần phòng tránh bị đột quỵ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *