Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ tái phát là băn khoăn của nhiều bệnh nhân và người thân bởi nếu đã từng gặp phải những cơn đột quỵ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tái phát đột quỵ. Dưới đây là cách để phòng ngừa sớm bệnh đột quỵ từ những nguyên nhân gây bệnh.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các cách để ngăn ngừa đột quỵ tái phát
1. Đột quỵ tái phát là tình trạng thế nào?
1.1 Đánh giá về tình trạng đột quỵ tái phát
Các cơ quan trong cơ thể con người có thể hoạt động nhịp nhàng bởi có não điều khiển. Não sẽ thực hiện chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến máu nhưng trong một số trường hợp mạch máu não có thể bị vỡ tắc khiến dẫn tới những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, méo miệng, giảm thị lực, suy giảm trí nhớ…
Tình trạng này được gọi là đột quỵ với tỷ lệ tái phát nhất định và một số nghiên cứu cho thấy rằng 1-5 năm sau lần đột quỵ đầu, người bệnh hoàn toàn có thể tái phát. Bên cạnh đó, tình trạng di chứng của lần sau thường nặng hơn lần trước với nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị tốn kém hơn.
Đột quỵ tái phát có thể nguy hiểm hơn nhiều so với lần đầu
1.2 Nguyên nhân đột quỵ tái phát
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đột quỵ tái phát tuy nhiên những yếu tố nguy cơ cao đến từ:
– Không dùng thuốc theo đơn của bác sĩ: Bệnh nhân cần uống nhiều thuốc để điều trị đột quỵ và nếu dùng trong thời gian dài mà không cải thiện có thể khiến bệnh nhân tự ý ngừng thuốc. Một số bệnh nhân cũng quên uống hoặc ngừng uống thuốc khiến đột quỵ có nguy cơ tái phát.
– Chế độ luyện tập chưa phù hợp: Tập luyện không đều và luyện tập quá sức hoặc bỏ trị liệu là một trong số những nguyên nhân khiến đột quỵ không cải thiện mà có thể quay trở lại nhiều lần.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sau khi đột quỵ lần đầu xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy khẩu vị kém đi nên thường chọn những món ăn đậm vị. Nhưng việc ăn nhiều hoặc ăn uống thất thường có thể khiến các mạch máu tổn thương dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Cách để ngăn chặn đột quỵ tái phát
Từ những nguyên nhân tái phát của bệnh, có thể định hình những điều cần làm để ngăn ngừa đột quỵ tái pháT.
Tuy nhiên, khi thay đổi tích cực có thể khiến nguy cơ giảm đi mà không thể tránh khỏi 100%. Tình huống xấu nhất là những dấu hiệu đột quỵ vẫn có thể tái phát và cần được đi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu được xử lý sớm bệnh nhân có thể giảm nguy cơ tử vong và ngăn chặn những di chứng của bệnh.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ban đầu cảnh báo trước cơn đau tim
Xử lý và cấp cứu sớm giúp hạn chế di chứng và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân
2.1 Ngăn ngừa tình trạng đột quỵ tái phát qua tuân thủ điều trị
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ và không được tùy ý sử dụng thêm các loại thuốc khác nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình và tái khám đúng lịch.
Người bệnh cũng không nên tùy ý thêm hay bớt liều thuốc khi thấy bệnh có dấu hiệu giảm đi bởi nguy cơ đột quỵ không kiểm soát tốt có thể khiến bệnh tái phát.
2.2 Kiểm soát huyết áp ổn định ngăn ngừa đột quỵ tái phát
Huyết áp cao chính là một yếu tố quan trọng tăng nguy cơ đột quỵ và sau khi trải qua đột quỵ thì bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp kĩ hơn. Điều này cũng giúp cho huyết áp của người bệnh dưới ngưỡng tối đa và hạn chế nguy cơ.
Bên cạnh sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên đo huyết áp để theo dõi sát sao.
2.3 Kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu
Bệnh nhân có tiền sử cholesterol máu cao(mỡ máu) thường dễ bị đột quỵ bởi tình trạng này rất dễ dẫn đến xơ vữa mạch máu và hình thành máu đông.
Đặc biệt là thường xảy ra tình trạng đột quỵ nhồi máu não do cục máu đông.
2.4 Kiểm soát đột quỵ qua kiểm soát đường huyết trong máu
Đường huyết trong máu cao có thể là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ hàng đầu và người mắc tiểu đường có thể bị đột quỵ cao gấp 3 lần so với người bình thường.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể mắc một số bệnh lý như béo phì, tăng huyết áp nên bệnh nhân cần kiểm tra đường máu thường xuyên kết hợp khám sức khỏe và điều chỉnh chế độ sống để giảm nguy cơ.
Đặc biệt, bạn lưu ý hạn chế nạp đường vào cơ thể.
2.5 Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia
Hút thuốc gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Khói thuốc có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch nhanh chóng và khiến máu dễ đông gây tụ máu.
Bạn không chỉ nên bỏ thuốc mà nên tránh xa khói thuốc, hạn chế những tổn hại đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh mạch vành cấp
Một trong những tác hại của thuốc lá là tăng nguy cơ bệnh đột quỵ
Tương tự, bia rượu cũng có những ảnh hưởng đến sức khỏe: uống nhiều có thể tăng nồng độ triglycerid trong máu có thể gây xơ vữa đông mạch và tăng huyết áp dẫn tới đột quỵ.
2.6 Xây dựng lối sống lành mạnh
Đối với bệnh nhân đột quỵ thì chế độ ăn và rèn luyện thể theo cũng là một cách để cơ thể phục hồi và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Theo các chuyên gia y tế, sau khi trải qua đột quỵ, người bệnh lưu ý cần:
– Bổ sung nhiều rau củ quả xanh, hải sản, chất xơ… Những thực phẩm này không chỉ tốt với sức khỏe mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
– Ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá tốt cho sức khỏe như: cá trích, cá thu, cá hồi….
– Nên hạn chế đồ có chất béo và đường
– Không ăn quá mặn để tránh nạp nhiều muối vào cơ thể gây tăng huyết áp
– Hoạt động thể chất, thể thao nhiều hơn để giảm những nguy cơ đái tháo đường, đột quỵ… Những môn thể thao có thể lựa chọn bao gồm: đi bộ, yoga, bơi lội, chạy…
– Hạn chế tối đa bia rượu
– Giữ mức cân nặng vừa phải và phù hợp, tránh béo phì…
Để ngăn ngừa đột quỵ tái phát, bệnh nhân nên tuân thủ theo quy trình khám chữa bệnh và khi thấy các dấu hiệu tái phát thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và cấp cứu sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.