Tật khúc xạ loạn thị có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào. Loạn thị ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh hoạt, học tập và làm việc của mọi người nên cần được phát hiện sớm và khắc phục bằng các biện pháp khoa học hơn.
Bạn đang đọc: Tật khúc xạ loạn thị: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
1. Nguyên nhân gây loạn thị
Loạn thị là tật khúc xạ mắt thường gặp với dấu hiện phổ biến chính là nhìn mờ, nhìn không rõ mọi vật ở trước mắt. Loạn thị xảy ra khi giác mạc bị biến dạng, mất đi độ cong hoàn hảo dẫn tới ánh sáng không hội tụ tại một điểm trên võng mạc mà hội tụ thành nhiều điểm. Bệnh có nguy cơ cao ở những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc rối loạn ở mắt. Đồng nghĩa với việc, những người có bố mẹ đều mắc loạn thị thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, loạn thị cũng có thể xảy ra ở những người gặp phải các tổn thương ở giác mạc mắt như sẹo giác mạc, bị cận thị, viễn thị quá nặng mà không có biện pháp khắc phục hoặc điều trị, người có tiền sử phẫu thuật các bệnh lý nhãn khoa như phẫu thuật đục thuỷ tinh thể… Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, bệnh có nguy cơ xảy ra ở người cao tuổi do các cơ quan trong mắt bắt đầu bước vào giai đoạn lão hoá. Trên thực tế, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh cũng cao hơn so với những người trẻ tuổi.
Loạn thị là tình trạng giác mạc có độ cong bất thường dẫn tới tình trạng nhìn mờ
2. Dấu hiệu tật khúc xạ loạn thị
Người mắc tật khúc xạ loạn thị sẽ thường xuyên gặp phải những tình trạng sau:
– Nhìn mờ: Mắt nhìn không rõ đồ vật, hình ảnh có thể bị nhoè, méo mó do ánh sáng hội tụ tại nhiều vị trí trên võng mạc mắt.
– Tầm nhìn đôi: Nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ, nhìn lâu có thể cảm thấy mỏi mắt.
– Khó nhìn: Đối với loạn thị, dù là khoảng cách ở xa hay gần thì mọi người cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn vật trước mắt.
– Đau nhức mắt, đau lan sang đầu, cổ vai gáy do mắt phải điều tiết quá nhiều để nhìn mọi vật.
– Thường xuyên chảy nước mắt, có thể bị đỏ mắt hoặc cảm thấy mắt bị khô.
Nếu phát hiện mắt có các dấu hiệu kể trên, mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định tình trạng bệnh lý của từng người và đưa ra phương án điều trị phù hợp giúp bảo toàn sức khoẻ thị lực cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bị chắp mắt không nên ăn gì?
Những người mắc khúc xạ loạn thị thường gặp phải tình trạng nhìn mờ, khó nhìn, đau nhức mắt…
4. Điều trị loạn thị
Một số người bệnh có các dấu hiệu khúc xạ rõ ràng, một số khác thì không do bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Bác sĩ tiến hành khám mắt để xác định tình trạng bệnh lý của mọi người thông qua một số kiểm tra như: đo thị lực, đô độ cong giác mạc, kiểm tra bản đồ giác mạc, kiểm tra khúc xạ…
Trong trường hợp loạn thị nhẹ, người bệnh không cần phải điều trị mà chỉ cần khắc phục thông qua một chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường bổ sung vitamin tốt cho mắt.
Trường hợp bị loạn thị nặng, người bệnh cần được điều trị với các phác đồ phù hơp để cải thiện thị lực cũng như tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị thường được áp dụng để khắc phục loạn thị ở người bệnh là:
– Đeo kính thuốc: Điều chỉnh sự cong lên bất thường của giác mạc bằng kính thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kính sẽ được đo và cắt tuỳ vào mức độ loạn thị của người bệnh để giúp họ có thể nhìn rõ hơn.
– Phẫu thuật: Áp dụng khi đeo kính thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để tiến hành định hình lại giác mạc. Hiện nay, phẫu thuật định hình nhu mô giác mạc (LASIK); phẫu thuật thay đổi khúc xạ giác mạc, cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK) hoặc phẫu thuật thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
– Dùng kính: Một loại kính áp trùng cứng được thiết kế để mọi người đeo vào ban đêm với chức năng thay đổi tạm thời hình dạng của giác mạc. Hay nói cách khác, đây là một phương pháp định hình giác mạc tạm thời để mọi người có thể nhìn rõ đồ vật ở trước mắt. Sau khi gắn kính, mọi người có thể lấy lại thị lực tương đối tốt vào ngày hôm sau.
>>>>>Xem thêm: Nếu bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Tật khúc xạ loạn thị có thể điều trị khắc phục bằng việc đeo kính gọng, kính ortho K, phẫu thuật điều chỉnh giác mạc…
4. Biện pháp phòng ngừa loạn thị
Để giảm thiểu nguy cơ mắc loạn thị, mọi người nên xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh. Theo các chuyên gia, mọi người cần lưu ý tới những vấn đề sau để cải thiện sức khoẻ thị lực một cách tốt nhất:
– Bảo vệ mắt, hạn chế các va chạm gây tổn thương, trầy xước mắt có thể xảy ra.
– Học tập, làm việc trong môi trường ánh sáng đầy đủ để tránh làm mắt phải điều tiết quá mức.
– Không làm việc hoặc sử dụng máy tính trong thời gian quá lâu mà nên có thời gian nghỉ để mắt được thư giãn, giảm áp lực.
– Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin tốt cho mắt bằng các loại thực phẩm tươi, lành mạnh và nhiều dinh dưỡng.
– Khám và điều trị các bệnh lý nhãn khoa sớm có thể cải thiện sức khoẻ đôi mắt, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
– Nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức khuya, hạn chế áp lực tinh thần, stress quá mức…
– Thăm khám nhãn khoa để có thể phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ thị lực.
Như vậy có thể thấy, tật khúc xạ loạn thị gây cản trở lớn tới sinh hoạt của người bệnh nên cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời. Vì vậy, mọi người cần chủ động đi khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường ở mắt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.