Đột quỵ đang là mối đe dọa với toàn nhân loại với khả năng gây tử vong và để lại di chứng nặng nề. Đột quỵ xảy ra khi nào, làm sao để nhận diện và cách phòng ngừa hữu hiệu là vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Đột quỵ xảy ra khi nào và cách phòng ngừa
1. Bệnh đột quỵ xảy ra khi nào?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý thần kinh xảy ra khi não bộ bị tổn thương một phần hoặc toàn bộ, do thiếu hụt máu lên não hoặc vỡ mạch máu não, khiến quá trình cung cấp máu và oxy cho não bị ngưng trệ.
Các tế bào não bị tổn thương có thể suy giảm hoặc mất chức năng một cách đột ngột và không thể phục hồi. Tùy vào vùng não bị tổn thương, mức độ tổn thương của não và khả năng cấp cứu mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người bệnh cũng khác nhau.
Có 2 loại đột quỵ não cơ bản là đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não) và đột quỵ chảy máu não (xuất huyết não).
1.1 Đột quỵ xảy ra khi nào với thể nhồi máu não?
Nhồi máu não xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, cục máu động hoặc do co thắt.
Các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian gây hẹp lòng mạch máu, làm mạch máu trở nên xơ cứng, bởi vậy mà máu kém lưu thông. Trong quá trình lưu thông của máu, các mảng xơ vữa có thể nứt vỡ, tạo thành các cục máu đông do cơ chế tập kết tiểu cầu. Đây là các tác nhân quan trọng gây tắc nghẽn mạch máu não và dẫn tới đột quỵ. Các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông có thể hình thành tại mạch máu não nhưng cũng có thể di chuyển từ mạch máu khác như động mạch vành, động mạch cảnh, mạch máu ở ngoại biên đến não.
Khi các mảng xơ vữa ở mạch máu não tích tụ nhiều hoặc huyết khối quá lớn nhưng lại gặp đoạn mạch nhỏ hoặc đàn hồi kém thì sẽ gây tắc nghẽn cục bộ và dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, khi mạch máu bị co thắt đột ngột, đột quỵ cũng có thể xảy ra.
Tùy thuộc vào từng thể đột quỵ mà cách xảy ra và thời điểm xảy ra đột quỵ sẽ khác nhau.
1.2 Đột quỵ xảy ra khi nào với thể xuất huyết não?
Xuất huyết não xảy ra khi máu tràn vào mô não, khiến tế bào não bị tổn thương. Máu từ tổn thương tích tụ (còn gọi là khối tụ máu) kích thích các mô não có thể gây phù não. Tình trạng này làm tăng áp lực nội sọ, giết chết các tế bào não và vỡ mạch não.
Các nguyên nhân chính gây xuất huyết não gồm: dị dạng mạch não, chấn thương ở đầu, vận động thể chất quá độ, quá căng thẳng, bệnh tăng huyết áp, chứng phình động mạch, bệnh mạch máu dạng bột, rối loạn đông máu, mắc bệnh lý về gan, u não, béo phì, ít vận động, cholesterol trong máu cao, sốc nhiệt do nắng nóng.
Xuất huyết não tuy chỉ chiếm 15 – 20% các trường hợp đột quỵ não nhưng nguy cơ tử vong khi mắc đột quỵ dạng này lại cao hơn so nhồi máu não.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc phần lớn vào kích thước khối máu tụ trong não. Theo đó, kích thước khối tụ máu càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong và tàn phế càng cao. Việc điều trị thường chỉ nhằm giúp kích thước khối này không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Dù bệnh nhân xuất huyết não vẫn có thể hồi phục nhưng phần lớn trường hợp sẽ tàn phế vĩnh viễn.
2. Dấu hiệu đột quỵ
Theo chuyên gia Nội thần kinh TCI, đột quỵ có thể xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu nào, người bệnh đột nhiên ngất đi và chìm vào hôn mê sâu, có thể tử vong ngay sau đó. Đa phần các trường hợp, người bệnh sẽ có những triệu chứng cảnh báo, biểu hiện tùy thuộc vào vị trí tổn thương của não và mức độ bệnh.
Các dấu hiệu đó gồm:
2.1 Liệt, méo mặt
Gương mặt tê liệt mặt một bên, không cân đối, miệng méo, nhân trung lệch. Các biểu hiện đặc biệt rõ rệt khi bệnh nhân được yêu cầu cười.
Tìm hiểu thêm: Những cách cấp cứu đột quỵ não hiệu quả
Các dấu hiệu có thể xảy ra trước cơn đột quỵ một khoảng thời gian nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột không báo trước.
2.2 Yếu, liệt tay, chân
Khi được yêu cầu giơ cao tay qua đầu, bệnh nhân không thể giơ đều 2 tay, thậm chí là 1 tay lên cao. Nếu bệnh nhân giơ được tay qua đầu thì cũng không giữ được lâu mà nhanh chóng hạ xuống.
2.3 Rối loạn ngôn ngữ
Các biểu hiện thường thấy là nói lắp, nói không rõ ràng, lời nói khó hiểu, thậm chí không nói được khi được yêu cầu nhắc lại một cụm từ khóa đơn giản. Điều này xảy ra do một vùng não điều khiển chức năng ngôn ngữ bị tổn thương.
2.4 Một số dấu hiệu khác
– Mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực nhưng không rõ nguyên nhân
– Mất thăng bằng đột ngột, hoa mắt, chóng mặt
– Gặp khó khăn trong việc phối hợp các hoạt động
– Thị lực giảm sút, mắt nhìn mờ, không rõ
– Đau đầu một cách dữ dội hoặc âm ỉ, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn
– Nấc cụt
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian được tính tới từng giây từng phút. Vì vậy nếu thấy các dấu hiệu kể trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời.
3. Cách phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ một khi xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Khoảng 50% bệnh nhân đột quỵ tử vong. Khoảng 80% trường hợp gặp di chứng sau đột quỵ, trong đó 30% không thể phục hồi. Vì vậy việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng.
Theo các chuyên gia TCI, để ngăn đột quỵ xảy ra, việc mấu chốt là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Bao gồm thay đổi lối sống, tầm soát sớm các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch để có biện pháp dự phòng phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ
Tầm soát đột quỵ sớm là một trong những biến pháp hữu hiệu giúp phòng tránh bệnh xảy ra.
Gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ do Hệ thống y tế Thu Cúc TCI xây dựng và triển khai hiện là giải pháp đồng hành, hỗ trợ hữu hiệu người bệnh trong việc phòng ngừa đột quỵ. Các danh mục đầy đủ, chi tiết được thiết kế bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của TCI giúp kiểm tra toàn diện các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Đó là cơ sở để các bác sĩ đưa ra tư vấn dự phòng phù hợp cho bệnh nhân. Gói có các mức từ cơ bản tới nâng cao mang tới lựa chọn đa dạng cho bệnh nhân, phù hợp với nguy cơ của mỗi người.
Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.