Mắt bị sụp mí là một tình trạng khá thường gặp, đặc biệt dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Sụp mí làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh khi nhìn. Vậy sụp mí mắt có ảnh hưởng đến thị lực không và làm sao để cải thiện?
Bạn đang đọc: Mắt bị sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực?
Để có cái nhìn rõ nét hơn, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
1. Mắt bị sụp mí là gì?
Bình thường, mi mắt của chúng ta sẽ che qua vùng rìa giác mạc (ranh giới giữa con ngươi và lòng trắng) khoảng 2mm ở phía trên. Tuy nhiên, nếu vượt qua giới hạn đó, người ta gọi tình trạng này là sụp mí.
Sụp mí có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Lúc này, tầm nhìn của người bệnh trở nên hạn hẹp hơn. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của người bệnh.
Sụp mí mắt có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi khiến tầm nhìn của người bệnh trở nên hạn hẹp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sụp mí, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính:
– Sụp mí bẩm sinh: Tức từ khi sinh ra đã bị. Lúc này, mí trên của hai mắt không đồng đều nhau. Một bên cao, một bên thấp gây ra tình trạng mất cân xứng. Càng lớn thì biểu hiện sụp mí càng rõ và dễ nhận thấy hơn.
– Sụp mí do lão hóa: Càng lớn tuổi, tình trạng lão hóa càng diễn ra nhanh. Điều này khiến da dần trở nên bị nhăn nheo và chảy xệ. Bên cạnh những nếp nhăn hay vết chân chim ở đuôi mắt, ở một số người lớn tuổi xuất hiện tình trạng sụp mí. Đặc biệt là ở những người có làn da khô ráp, hoặc người thừa cân, béo phì.
– Sụp mí do bệnh lý: Người mắc một số bệnh lý về mắt cũng có thể dẫn đến sụp mí. Ví dụ như hội chứng mắt khe dơi, hội chứng đỉnh hốc mắt, hội chứng xoang hang, bệnh nhược cơ, tổn thương dây thần kinh,…
– Sụp mí do tai nạn/phẫu thuật: Một số trường hợp sụp mí xảy ra do tai nạn hoặc có các chấn thương vùng mắt. Ngoài ra, phẫu thuật xâm lấn thất bại cũng có thể là nguyên nhân gây ra sụp mí.
2. Sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực?
2.1 Mức độ ảnh hưởng
Nếu bạn đang thắc mắc rằng sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực hay không thì câu trả lời là có. Nhìn chung, sụp mí dù không gây mù lòa, tuy nhiên lại làm giảm chức năng thị giác một cách từ từ. Đặc biệt là đối với trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do mí mắt trùng xuống khiến cho tầm nhìn bị thu hẹp. Người bệnh gặp phải khó khăn và không thể mở to mắt khi nhìn.
Tùy vào mức độ sụp mí mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp. Mắt có thể bị lác, hậu quả là thị lực giảm làm ảnh hướng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, sụp mí cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác. VD: Nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (thường do u não,…). Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Mặt khác, sụp mí cũng ít nhiều làm giảm tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vô tình khiến người bệnh cảm thấy tự ti và không thoải mái khi giao tiếp. Gây cản trở lớn trong việc tạo lập mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Cận thị 6 diop có phải cận nặng không và phương pháp điều trị phù hợp
Mắt bị sụp mí dù không gây mù lòa, tuy nhiên lại làm giảm chức năng thị giác một cách từ từ
2.2 Nguy cơ biến chứng
Ngoài ảnh hưởng đến thị lực của mắt, sụp mí cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng. VD: Hở kết mạc (lòng trắng); hở giác mạc (lòng đen); viêm loét giác mạc (do hở mi);… Đây đều là các biến chứng nghiêm trọng, cần được theo dõi và xử lý kịp thời.
Đối với một số trẻ em, nếu phát hiện sụp mí ở mức độ 3, độ 4 (tức bờ mi trên đã che qua đồng tử) thì nên được điều trị càng sớm càng tốt.
3. Cách cải thiện sụp mí mắt
Việc điều trị sụp mí thường sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và mức độ sụp khác nhau. Để cải thiện, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:
– Dùng thuốc nhỏ mắt: Áp dụng trong trường hợp sụp mí do đau – viêm mắt. Có kèm theo đồng thời triệu chứng mỏi hoặc ngứa mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng để tránh gây ra kích ứng mắt.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho mắt: Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. Trong thời gian làm việc, thi thoảng hãy nhắm mắt thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút. Đây cũng là một trong những bí quyết để giúp đôi mắt của bạn luôn sáng và khỏe mạnh.
– Thực hiện các bài luyện tập mắt hàng ngày: Giúp mắt khỏe mạnh hơn và cải thiện sụp mí. VD: Bài tập cơ mặt, bài tập cơ mắt, tập nâng mí, tập huyệt thái dương, bài tập để chống quầng thâm,…
– Phẫu thuật: Áp dụng khi không để cải thiện sụp mí bằng các phương pháp trên. Với nền y học hiện đại ngày nay, đây là phương pháp tương đối an toàn. Đồng thời lại vô cùng hiệu quả và giúp khắc phục sụp mí một cách rõ rệt.
Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bạn nên tham khảo thật kỹ những tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, chỉ phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín và bởi các bác sĩ tay nghề cao. Tuyệt đối không thực hiện phẫu thuật một cách bừa bãi. Bởi không phải trường hợp sụp mí nào cũng cần phải phẫu thuật. Tránh trường hợp tiền mất tật mang, để lại những biến chứng không mong muốn trên mắt.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vì sao bị chảy nước mắt khi xem điện thoại?
Trong trường hợp phẫu thuật, bạn nên tham khảo thật kỹ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về mắt bị sụp mí mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua đó, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.