Bị chắp mắt không nên ăn gì?

Chắp mắt là tình trạng nổi cục u bất thường trên mí mắt có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Bị chắp mắt dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cũng cần kiêng khem kỹ càng để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra. Vậy, chắp mắt không nên ăn gì và cần lưu ý điều gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.

Bạn đang đọc: Bị chắp mắt không nên ăn gì?

1. Thế nào là chắp mắt?

Chắp mắt là chứng sưng phù trên mí mắt do sự tắc nghẽn tuyến dầu ở mi gây ra. Khi bị chắp, mắt của người bệnh thường đau, đỏ, cộm, ngứa và rất khó chịu. Đôi khi có thể nhìn mờ nếu vị trí chắp sưng quá to. Chắp thường sưng kéo dài trong khoảng 2 – 8 tuần, rất hiếm khi mọc lâu hơn.

Bị chắp mắt không nên ăn gì?

Chắp mắt là chứng sưng phù trên mí mắt do sự tắc nghẽn tuyến dầu ở mi gây ra

Trong nhiều trường hợp, chắp rất dễ bị nhầm lẫn với lẹo. Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành lẹo là do có sự nhiễm trùng ở chân lông mi. Vì vậy, lẹo thường tạo cảm giác đau và khó chịu. Trong khi đó, chắp thường có kích thước lớn và ít đau hơn. Nếu lẹo trong mi không lành và xẹp hẳn thì rất dễ gây ra tắc nghẽn tuyến dầu và biến chứng thành chắp.

2. Bị chắp mắt cần tránh ăn gì?

Phần lớn chắp mắt xảy ra là không quá nguy hiểm và có thể tự xẹp sau khoảng 2 – 8 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không tránh khỏi những vướng víu, khó chịu trong suốt thời gian mọc chắp. Bên cạnh các phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau để tránh làm chắp trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn.

2.1 Thực phẩm có tính nóng

Các loại thực phẩm cay, nóng, có nhiều tính nhiệt thường khiến cơ thể bị nóng trong. Khi hỏa tăng, cơ năng quá hưng phấn sẽ dễ làm cho vị trí bị chắp mắt sưng to hơn. Có thể gây mẩn hoặc ngứa rát, rất khó chịu. Một số thực phẩm điển hình: Tỏi, ớt, hẹ, hành, rau kinh giới, nhãn, ổi, xoài, vải, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thịt dê, thịt chó,…

2.2 Thực phẩm nhiều đường

Fructose có ở trong đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm, khiến chắp sưng đỏ và kéo dài hơn. Một số thực phẩm điển hình: Bánh ngọt, đồ uống nhiều đường, kem,…

2.3 Thực phẩm tanh

Thực phẩm có mùi tanh có thể gây ra nhiều tác động xấu cho mắt bị chắp. Chúng rất dễ gây kích ứng, khiến mắt sưng, tấy, đau, nhức, tiến triển nghiêm trọng và lâu khỏi hơn. Một số thực phẩm điển hình: Cá, tôm, cua, mực,…

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh đau mắt bệnh viện đang khám mắt cho bệnh nhân

Bị chắp mắt không nên ăn gì?

Thực phẩm tanh rất dễ gây kích ứng, khiến mắt sưng, tấy, đau, nhức và tiến triển nghiêm trọng hơn

2.4 Thịt chế biến sẵn, thịt gà, thịt bò, đồ nếp

Các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều Neu5Gc. Theo các nhà khoa học, Neu5Gc đi vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể chống lại nó. Điều này khiến viêm, nhiễm ở vị trí chắp trở nên lâu khỏi hơn. Một số thực phẩm điển hình: Thịt xông khói, thịt đóng hộp, xúc xích, thịt bò,…

Ngoài ra, người bị chắp ở mắt cũng không nên ăn thịt gà, trứng gà hay đồ nếp. Bởi nhóm thực phẩm này thường là nguyên nhân gây ra sưng, mưng mủ.

2.5 Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Nicotine có trong khói thuốc có thể tấn công hệ thần kinh, làm giảm khả năng điều tiết và nhận biết của mắt. Rượu bia cũng khiến tình trạng chắp dễ sưng tấy và nổi mẩn đỏ hơn. Nhìn chung, dù bị chắp hay không thì bạn cũng nên tránh xa các loại chất kích thích này.

2.6 Thực phẩm nên ăn

Bên cạnh việc hạn chế 5 nhóm thực phẩm trên, bạn có thể tăng cường sử dụng:

– Thực phẩm nhiều Vitamin và Kẽm:

Trong suốt thời gian bị chắp mắt, bạn nên bổ sung các loại vitamin tốt cho đôi mắt (vitamin A, C, E) hoặc các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Những thực phẩm này sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi một cách đáng kể. Đồng thời, chúng cũng rất giàu chất oxy hóa nên còn có công dụng giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ biến chứng chắp mắt.

Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ, rau mồng tơi, cải bó xôi,…

Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt chuông, dâu tây, việt quất, cam, chanh, quýt, bưởi,…

Thực phẩm giàu vitamin E: Quả bơ, hạt bí, hạnh nhân, cà chua,…

Thực phẩm giàu kẽm: Gan, nấm, thịt, chuối,…

– Thực phẩm nhiều Protein:

Các thực phẩm chứa nhiều Protein thường rất có lợi cho những người mắc các bệnh về da. Protein có khả năng tạo các liên kết bền vững dưới lớp mô da, giúp hạn chế tổn thương và ngăn không cho chắp phát triển nặng. Một số thực phẩm điểm hình: Thịt, trứng, sữa, nấm,…

– Thực phẩm có tính mát:

Thực phẩm có tính mát sẽ giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong và hạn chế sưng, viêm. Đồng thời, một số loại thực phẩm dạng này cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi. Một số thực phẩm điển hình: Rau củ, trái cây, nước ép hoa quả,… Ngoài ra, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để làm mát cơ thể.

Bị chắp mắt không nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Viêm kết mạc mãn tính là bệnh gì?

Thực phẩm có tính mát sẽ giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong và hạn chế sưng, viêm

3. Những điều lưu ý khi bị chắp

Khi bị chắp mắt, người bệnh nên lưu ý những điều sau để tránh trình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

– Hạn chế việc đưa tay lên chạm mắt (đặc biệt là vị trí sưng). Nếu cần tra thuốc, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ với nước sạch và xà phòng sát khuẩn.
– Không dùng kính áp tròng, không trang điểm cho đến khi chắp khỏi hẳn
– Tuyệt đối không tự ý nặn, chích mủ hay tra thuốc kháng sinh một cách bừa bãi. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo đúng liều lượng và đúng chỉ định của bác sĩ.
– Nếu chắp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, hãy đi khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn. Trong một số trường hợp sẽ cần thực hiện sinh thiết để tìm ra nguyên nhân. Dựa trên kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Như vậy, trên đây là những thông tin lưu ý và các loại thực phẩm cần tránh khi bị chắp mắt mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã rút ra được những thông tin hữu ích cho bản thân. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi và nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *