Dấu hiệu nhận biết HIV khi mang thai là điều rất quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ. Nếu nghi ngờ đã nhiễm bệnh, mẹ bầu cần tiến hành các bước thăm khám, kiểm tra tiếp theo để xác định bệnh. Dấu hiệu nhận biết HIV khi mang thai và hướng điều trị
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết HIV khi mang thai và hướng điều trị
Biểu hiệu nhận biết HIV khi mang thai
Ở mẹ bầu, hầu hết các dấu hiệu nhận biết HIV đều giống với những biểu hiện bệnh ở những người phụ nữ khác. Giai đoạn đầu, các triệu chứng biểu hiện chưa rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với một số triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết mà mẹ bầu cần lưu ý.
– Sốt và đau đầu.
• Đây được cho là những phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch với virus.
• Mẹ bầu có thể sốt từ 38 – 39 độ, đau đầu từng cơn.
Đây là những biểu hiện khiến mẹ bầu nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý thông thường.
Dấu hiệu nhận biết HIV khi mang thai là điều mà chị em cần biết và nắm rõ
– Mồ hôi ra nhiều về đêm.
• Đây là hiện tượng xảy ra không liên quan đến thời tiết hay những vận động khác.
– Nhiễm nấm phụ khoa.
• Khi nhiễm virus HIV, nhất là trong khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ rất yếu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủng nấm phát triển. Thường gặp nhất và nấm candida.
• Kèm theo đó là các bệnh lý đi kèm như viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phế quản..
• Các tổn thương sẽ xuất hiện trên da hoặc niêm mạc, có màu trắng, gây lở loét, ngứa ngáy, đau đớn…
– Mất tập trung, rối loạn cảm xúc.
• Do hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu dễ bị mất tập trung, cảm giác bị rối loạn, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Đây cũng là biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với những bệnh tâm lý thông thường khác ở phụ nữ đang mang thai.
Hướng điều trị HIV khi mang thai
Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để xác định bệnh. Nếu kết quả nhiễm HIV là dương tính, mẹ bầu cần được điều trị trong thời gian sớm nhất có thể.
Tùy thuộc vào thời điểm chữa trị và xác định bệnh đang ở giai đoạn mấy mà các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu được khuyến cáo điều trị khi lượng tế bào CD4 đã xuống dưới mức 350/ml máu mà không cần phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng tụt lợi có chữa trị được không?
Biểu hiện nhiễm HIV khi mang thai ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như cảm cúm…
Phụ nữ mang thai sẽ được điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV mà không cần phụ thuộc vào tuổi thai. Phương pháp điều trị này sẽ kéo dài liên tục trong suốt thai kì và cả sau khi sinh.
Trong quá trình điều trị virus HIV, mẹ bầu cần:
Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi sinh, trẻ cần được điều trị ARV và sử dụng NPV hàng ngày liên tục và kéo dài cho đến khi được 6 tuần tuổi đối với trẻ bú mẹ. Đối với những trẻ không bú mẹ, cần được chỉ định sử dụng AZT hoặc NVP.
Nếu chưa có chỉ định điều trị ARV khi đã được xác định nhiễm HIV, mẹ bầu cần được dự phòng hiệu quả bằng ARV. Điều này giúp hạn chế tối đa việc lây nhiễm HIV sang cho thai nhi. Đặc biệt, cần thực hiện chỉ định này càng sớm càng tốt sau khi đã xác định được chính xác bệnh.
>>>>>Xem thêm: Có cần thiết phải trồng răng nanh không?
Ngay khi có dấu hiệu bị nhiễm HIV, mẹ bầu cần được kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị kịp thời
Ngay khi có những dấu hiệu nhận biết HIV khi mang thai, mẹ bầu cần được thăm khám và tiến hành điều trị sớm nhất có thể để đảm bảo việc có thể hạn chế tối đa tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Trên thực tế, có khá nhiều mẹ bầu cảm thấy băn khoăn không biết bị nhiễm HIV có biểu hiện gì và phải làm sao. Tuy nhiên, chị em đang mang thai nên gạt bỏ mọi e ngại và nhanh chóng tiến hành thực hiện các xét nghiệm ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Việc che giấu bệnh của mẹ bầu có thể gây ra sự chậm trễ cho việc điều trị, khiến thai nhi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.
Trên đây là những biểu hiện nhiễm HIV khi mang thai và một vài lưu ý trong quá trình điều trị. Nếu có bất cứ thắc nào về vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
>> Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối
> Đau đầu chóng mặt khi mang thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.