Đột quỵ khi đang lái xe: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đột quỵ khi đang lái xe hiện là vấn đề đáng lo ngại và được nhiều người quan tâm. Đột quỵ khi đang lái xe gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông. Tìm hiểu ngay cách phòng tránh đột quỵ khi đang lái xe qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Đột quỵ khi đang lái xe: Nguyên nhân và cách phòng tránh

1. Thực trạng tài xế đột quỵ khi đang lái xe

Khi tham gia giao thông, các tài xế cần đảm bảo sức khỏe, sự tỉnh táo. Tuy nhiên, một số trường hợp tài xế bất ngờ bị đột quỵ khi đang lái xe, gây nhiều lo ngại cho người dân.

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip tài xế xe khách đang điều khiển xe chở đông hành khách bất ngờ gục xuống vô lăng, trong khi đó xe vẫn tiếp tục di chuyển khiến nhiều hành khách hốt hoảng. Tài xế đã cố gắng cho xe dừng an toàn, sau đó tiếp tục xảy ra cơn co giật rồi gục xuống. Các hành khách trên xe đã gọi cấp cứu nhưng tài xế không qua khỏi.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đột quỵ khi đang lái xe gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Có thể thấy, đột quỵ là tình trạng không hiếm gặp, nhưng khi xảy ra bất ngờ với người đang điều khiển phương tiện giao thông, sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho người bệnh mà cả những người xung quanh.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ khi đang lái xe

Ngồi lâu trên xe trong thời gian dài có nguy cơ hình thành cục máu đông. Nhiệt độ thấp của điều hoà trên xe làm cho mạch máu bị co thắt, máu có xu hướng đặc, dính, lâu đông hơn. Cục máu đông sẽ di chuyển lên não, làm cản trở luồng máu lưu thông, dẫn tới đột quỵ.

Tài xế có thể bị sốc nhiệt khi đang ở trong xe máy lạnh mà đột nhiên ra ngoài nắng nóng. Điều này khiến mạch máu não giãn nở đột ngột, bong mảng xơ vữa thành mạch máu, tích tụ làm hình thành cục máu đông, chặn nguồn tưới máu đến não.

Người điều khiển phương tiện giao thông có thói quen ngồi lâu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, cao cholesterol trong máu, tai biến mạch máu… Đây là những yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ.

Tài xế có thói quen hút thuốc lá, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 6 lần. Bên cạnh đó, chất cồn trong rượu gây tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu. Thói quen ăn uống không khoa học, hấp thu nhiều tinh bột, protein, đường cũng dễ dẫn đến những bệnh lý liên quan đến đột quỵ.

3. Cách phòng tránh đột quỵ cho tài xế lái xe

Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa đột quỵ là người bệnh cần tầm soát nguy cơ đột quỵ, nhằm phát hiện kịp thời và can thiệp sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sỹ và có lối sống lành mạnh.

4.1. Tầm soát nguy cơ đột quỵ phòng đột quỵ khi đang lái xe

Đột quỵ gây tử vong xếp thứ hai trên thế giới. Đối với những ca tử vong do đột quỵ cũng phải gánh chịu những di chứng nặng nề, có thể mất khả năng lao động. Đột quỵ khi đang lái xe gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và những người tham gia giao thông xung quanh.

Việc thực hiện khám tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và tình trạng sức khoẻ liên quan. Một số bệnh lý có thể dẫn tới đột quỵ gồm: tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành.v.v.

Qua tìm hiểu tiền sử bệnh lý gia đình, thói quen sinh hoạt, các triệu chứng thường gặp, bệnh đang điều trị… bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ có thể xảy ra đột quỵ và chỉ định người bệnh thực hiện các nội dung khám cận lâm sàng phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tầm soát nguy cơ đột quỵ để phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

4.2. Bỏ thuốc lá hạn chế nguy cơ đột quỵ khi đang lái xe

Hút thuốc cũng là một thói quen khó bỏ của nhiều tài xế lái xe. Tuy nhiên, hút 20 điếu thuốc mỗi ngày làm tăng gấp 6 lần nguy cơ bị đột quỵ so với người không hút thuốc.

4.3. Duy trì mức cân nặng phù hợp

Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu, liên quan đến gần 1/5 số ca đột quỵ. Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp các tài xế giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

4.4. Hạn chế uống rượu bia

Tài xế lái xe là một trong những đối tượng sử dụng bia rượu nhiều nhất. Lạm dụng rượu bia là một trong các yếu tố dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp. Các tài xế không nên uống rượu bia khi tham gia giao thông.

4.5. Ăn uống hợp lý

Tài xế lái xe thường có ít thời gian ăn uống. Nhiều người sử dụng đồ ăn nhanh, đồ đóng gói sẵn trong thời gian dài, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ giúp các tài xế kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm huyết áp và giảm cholesterol. Chế độ ăn uống lành mạnh nhất để ngăn ngừa đột quỵ là tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật với một lượng nhỏ thịt và cá.

4.6. Tập thể dục đều đặn

Vận động thể chất mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tập thể dục đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp, giảm cân, giảm mỡ máu và kiểm soát cholesterol.

Tài xế lái xe thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, dễ dẫn tới tích tụ mỡ thừa gây béo phì và các bệnh lý khác. Mỗi ngày, mỗi tài xế nên thực hiện ít nhất 30 phút thể dục, với tần suất năm lần một tuần giúp giảm 25% nguy cơ đột quỵ..

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguyên nhân và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân suy tim cấp độ 3 sống được bao lâu?

Tập thể dục hằng ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

4.7. Tránh trầm cảm và căng thẳng

Trầm cảm và căng thẳng là 2 tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp hai lần bình thường. Tài xế lái xe nên giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn trước khi tham gia giao thông.

4.8. Điều trị tốt bệnh rung nhĩ

Ở những bệnh nhân mắc rung nhĩ, các buồng tim làm việc không tốt khiến máu không được bơm ra đúng chỗ và gây ứ lại. Kết quả là hình thành cục máu đông, khi vỡ chúng sẽ ra ngoài tim đi di chuyển khắp cơ thể. Nếu các cục máu đông này di chuyển đến não với số lượng nhiều gây tắc mạch máu não sẽ xảy ra đột quỵ.

Đột quỵ do rung nhĩ có khả năng cao gây tử vong hoặc để lại những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, đột quỵ liên quan đến rung nhĩ có thể ngăn ngừa được bằng cách điều trị phòng ngừa lâu dài và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *