Phòng chống tai biến đột quỵ nhờ lựa chọn 12 thực phẩm có lợi

Lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng là cách giúp phòng chống tai biến đột quỵ nên tham khảo. Cụ thể, hãy xây dựng thực đơn mỗi ngày với những thực phẩm nên ăn và loại bỏ hoặc hạn chế những thực phẩm nên kiêng.

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn lành mạnh phòng chống đột quỵ

Đột quỵ là một vấn đề sức khỏe vô cùng nguy hiểm, biến chứng lâu dài nặng nề, thời gian phục hồi chậm. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thực hiện phòng chống đột quỵ ngay từ chế độ ăn lành mạnh hằng ngày dựa theo các nguyên tắc sau:

– Tăng cường bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hằng ngày.

– Kiểm soát lượng thức ăn ở mỗi khẩu phần ăn sao cho phù hợp để duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh.

– Hạn chế chất béo bão hòa và nhóm thực phẩm giàu cholesterol.

– Tránh đồ có chất kích thích.

– Ăn giảm đường, giảm muối.

Phòng chống tai biến đột quỵ nhờ lựa chọn 12 thực phẩm có lợi

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp phòng chống tốt nguy cơ đột quỵ.

2. Gợi ý 12 thực phẩm giúp phòng tai biến đột quỵ nên ăn

2.1. Cá hồi

Cá hồi cung cấp hàm lượng axit béo omega-3 cao. Đây là loại chất béo tốt giúp kiểm soát huyết áp và giảm nhanh cholesterol xấu. Ăn cá hồi thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh cá hồi, bạn cũng có thể dùng thêm một số loại cá béo khác như cá trích, cá thu, cá ngừ,…

2.2. Các loại rau màu xanh đậm

Ưu tiên các loại rau xanh đậm trong chế độ dinh dưỡng ăn hàng ngày là lựa chọn hợp lý. Rau xanh ít chất béo và ít calo nhưng lại giàu chất xơ, giàu các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, folate,…

Từ đó, ăn các loại rau màu xanh đậm có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch ổn định, giữ cho huyết áp ở mức bình thường và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Lựa chọn một số loại rau xanh cho bữa ăn như cải xoăn, rau mồng tơi, rau bina,…

2.3. Các loại đậu giúp phòng chống tai biến đột quỵ

Nên ưu tiên các loại thực phẩm cung cấp nguồn protein tốt và ít chất béo. Các loại đậu sẽ là lựa chọn phù hợp. Thường xuyên ăn đậu như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,.. sẽ giúp kiểm soát nguy cơ đột quỵ tốt hơn.

2.4. Cà chua

Thành phần lycopene có trong quả cà chua không chỉ là một chất chống ung thư mà còn có vai trò bảo vệ các tế bào não khỏi sự tổn thương do bị oxy hóa. Hơn nữa, cà chua còn giúp giảm huyết áp đối với những người thường xuyên bị tăng huyết áp.

Vì vậy, ăn cà chua sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ – tắc nghẽn ở động mạch não.

2.5. Chanh

Một trong những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ mà bạn nên lựa chọn chính là chanh. Chanh có tính kháng viêm tốt, sát khuẩn cao, chứa lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, hạ mỡ máu và phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Vào buổi sáng, bạn có thể uống một cốc nước chanh ấm. Duy trì việc này sẽ mang tới lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp duy trì vóc dáng cân đối. Tuy nhiên, chanh có hàm lượng axit cao nên với người bị đau dạ dày cần hạn chế hoặc dùng ở mức cho phép theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.6. Khoai lang

Khoai lang được biết đến như một loại “thực phẩm vàng” có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng thành mạch, chống ung thư, ngăn ngừa đột quỵ.

Phòng chống tai biến đột quỵ nhờ lựa chọn 12 thực phẩm có lợi

Khoai lang cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa giúp phòng chống đột quỵ.

2.7. Các loại hạt

Các loại hạt như macca, hạnh nhân, hạt điều, hạt bí,… đều có công dụng trong việc phòng chống đột quỵ. Các loại hạt cung cấp lượng dinh dưỡng đa dạng bao gồm protein, magie, kali, chất béo tốt,… Không chỉ vậy, các loại hạt còn chứa chất chống oxy hóa, chất xơ có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm tốt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ.

2.8. Đậu nành

Đạm đậu nành giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện tốt tình trạng rối loạn mỡ máu. Theo nghiên cứu, nếu sử dụng 40g đậu nành hoặc dùng các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng có thể giúp lượng cholesterol giảm khoảng 93%, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

2.9. Tỏi giúp phòng chống tai biến đột quỵ

Tỏi một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt. Điều đặc biệt là tỏi không chỉ giúp tăng hương vị mà còn có tác dụng sức khỏe tuyệt vời như hạ huyết áp, giảm cholesterol, giảm độ cứng động mạch, chậm lại tốc độ vôi hóa động mạch vành. Nhờ đó cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các nguy cơ bị đột quỵ.

2.10. Bưởi

Trong các loại trái cây, bưởi cung cấp lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa naringin. Chất này có khả năng loại bỏ phần mỡ dư thừa trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và phòng chống đột quỵ.

Phòng chống tai biến đột quỵ nhờ lựa chọn 12 thực phẩm có lợi

Bưởi cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

2.11. Chuối

Trong chuối xanh có thành phần giúp cải thiện độ nhạy của insulin, có tác dụng giảm huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu, duy trì đường huyết ở mức ổn định, phòng ngừa đột quỵ.

2.12. Táo

Thành phần đáng giá của táo là pectin – một loại chất xơ hòa tan. Pectin có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, hạn chế tích tụ các mảng bám trong mạch máu, tăng cường lưu thông máu và oxy. Việc ăn táo thường xuyên sẽ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và tăng tỷ lệ phục hồi sau đột quỵ.

3. Những thực phẩm làm tăng nguy cơ đột quỵ cần tránh

Bên cạnh việc quan tâm về thực phẩm lành mạnh, nên ăn gì phòng ngừa đột quỵ thì chúng ta cũng nên lưu ý về các nhóm thực phẩm không tốt cần tránh hoặc hạn chế. Theo đó, để phòng chống đột quỵ tốt, bạn nên hạn chế những thực phẩm sau đây:

– Thịt đỏ

– Bơ

– Các thực phẩm chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ

– Bánh kẹo ngọt, thực phẩm ngọt (đặc biệt là những thực phẩm sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo)

– Rượu bia

– Các món mặn, món quá nhiều muối

– Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có chất bảo quản.

Xây dựng thực đơn lành mạnh là một phần quan trọng giúp phòng chống tai biến đột quỵ cần được thực hiện. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát huyết áp, tránh căng thẳng, không làm việc quá sức và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *