Điều trị bệnh lý bong võng mạc

Bệnh lý bong võng mạc là một trong số các bệnh võng mạc phổ biến thường gặp. Đây có thể coi là cấp cứu nhãn khoa, cần được điều trị trong vòng 24 đến 72h. Biến chứng bong võng mạc có thể khiến bệnh nhân mất thị lực, mù lòa hoàn toàn. Vì vậy, cần phải trang bị kiến thức để nhận biết cũng như phòng ngừa bệnh, bảo vệ đôi mắt sáng.

Bạn đang đọc: Điều trị bệnh lý bong võng mạc

1. Bong võng mạc là bệnh gì?

Trong các bệnh võng mạc nguy hại tới thị lực thì bệnh lý bong võng mạc và bệnh võng mạc đái tháo đường là phổ biến nhất. Khác với bệnh võng mạc đái tháo đường gây ra do biến chứng bệnh tiểu đường thì bong võng mạc là tình trạng mô võng mạc bị bong ra khỏi vị trí ban đầu khiến cho dịch trong mắt tràn xuống võng mạc khiến võng mạc không được nuôi dưỡng. Võng mạc là nơi ánh sáng hội tụ và gửi tín hiệu hình ảnh về não qua các tế bào và dây thần kinh thị giác. Khi võng mạc bị tổn thương, việc truyền tín hiệu không còn bình thường, đó là nguyên nhân khiến thị lực bệnh nhân giảm sút. Ở mỗi trạng thái bệnh, dấu hiệu giảm thị lực sẽ ở mức độ 1 phần hoặc mất hoàn toàn, mù lòa.

Điều trị bệnh lý bong võng mạc

Hình ảnh minh họa võng mạc và vết bong võng mạc.

Như đã đề cập, đây là cấp cứu nhãn khoa, vì vậy hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế ngay khi mắt có dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của bệnh bong hoặc rách võng mạc:
– Bệnh nhân nhìn thấy chớp sáng ở góc mắt
– Vết rách lớn khiến bệnh nhân nhìn thấy mảng tối trong tầm nhìn
– Bất ngờ xuất hiện các vết, đốm sáng
– Bệnh nhân có thể nhận thấy thị lực trung tâm bị mờ nhòe, đây là lúc hoàng điểm đã bị ảnh hưởng
– Một số trường hợp bị mất thị lực hoàn toàn ở 1 bên mắt

Cần chú ý, bệnh nhân bong võng mạc không có biểu hiện đau nhức mắt. Bệnh nhân cần chú ý nếu thấy mắt bị ảnh hưởng thị lực để tới gặp bác sĩ và được chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây tổn thương và bong võng mạc

Một số yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân bị bong võng mạc như:
– Người bị cận thị nặng: những người mắc cận thị nặng, lâu năm có nguy cơ cao bị bong võng mạc. Không chỉ dễ mắc mà đối tượng này còn dễ tái phát, có thể bị ở cả 2 mắt do đặc điểm võng mạc thường bị kéo căng dễ dẫn đến tình trạng bong rách. Do đó, người mắc cận thị nặng nên được khám mắt định kỳ hàng năm phòng ngừa bong võng mạc.
– Bệnh nền tiểu đường: tiểu đường là bệnh nền gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực. Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường máu và thăm khám đều đặn.
– Tuổi tác: người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bong võng mạc cao hơn
– Chấn thương mắt: các chấn thương đập đụng bất ngờ hoàn toàn có thể gây hại đến mắt. Ngay khi gặp các chấn thương nên đi khám ngay lập tức để sớm phát hiện tổn thương võng mạc. Ngoài ra, người có tiền sử chấn thương cũng có nguy cơ mắc bong võng mạc cao hơn.
– Dị tật bẩm sinh của dịch kính khiến trẻ em có thể trở thành đối tượng bị bong võng mạc
– Phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ và trở thành nguyên nhân mắc bệnh
– Tiền sử gia đình

Tìm hiểu thêm: Đau mí mắt trên: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Điều trị bệnh lý bong võng mạc

Trẻ em bị cận thị có nguy cơ cao mắc bong võng mạc.

Các yếu tố nguy cơ cao trên có thể được tập hợp thành nhóm căn nguyên gây nên bệnh:
– Bong võng mạc có vết rách: cận thị nặng, tiền sử phẫu thuật thủy tinh thể, chấn thương, lão hóa, tiền sử gia đình
– Bong võng mạc co kéo: do bệnh nền đái tháo đường
– Bong thanh dịch: do mắc các bệnh như viêm màng bồ đào

Qua việc hỏi bệnh nhân, thăm khám bằng các phương pháp, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị với từng đối tượng bệnh nhân. Việc điều trị cần được tiến hành khẩn trương và tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín bởi vết rách có xu hướng lan ra dễ khiến bong võng mạc toàn bộ.

3. Điều trị bệnh bong võng mạc bảo vệ thị lực

Tiên lượng điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố:
– Thời gian phát hiện bệnh: thời gian bong càng lâu tiên lượng càng xấu
– Thị lực của bệnh nhân: thị lực của bệnh nhân kém khiến tiên lượng xấu đi
– Nhãn áp thấp ảnh hưởng đến kết quả điều trị
– Các bệnh nhân có bệnh lý kèm theo sẽ có tiên lượng xấu hơn

Các phương pháp điều trị bệnh bong võng mạc thường được áp dụng như:
– Phẫu thuật laser
– Lạnh đông võng mạc
– Phẫu thuật cắt dịch kính
– Bơm khí
– Ấn độn củng mạc

Mỗi đối tượng với nguyên nhân mắc và tình trạng bệnh khác nhau sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, phẫu thuật laser và lạnh đông võng mạc được áp dụng đối với trường hợp rách võng mạc không có bong, các vết rách thường nhỏ. Ngoài ra, với các bệnh nhân bong xuất tiết do viêm màng bồ đào có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc cạnh nhãn cầu hoặc nội nhãn. Nếu đối tượng là trẻ nhỏ mắc cận thị nặng, bệnh nhân không có quá nhiều vết rách có thể được điều trị bằng cách ấn độn củng mạc.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý bong võng mạc

Không có thuốc hay phương pháp phòng ngừa bệnh đặc hiệu. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy chú ý tới các yếu tố có nguy cơ cao và thực hiện các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa:
– Khám mắt định kỳ và khám ngay lập tức khi có dấu hiệu chớp sáng, ruồi bay hoặc khi bạn đang mắc cận thị
– Giảm nguy cơ chấn thương mắt bằng cách đeo kính bảo hộ, mũ bảo hộ đặc biệt là khi chơi thể thao, di chuyển
– Với bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường máu và lập tức chia sẻ với bác sĩ khi có dấu hiệu suy giảm thị lực
– Kiểm tra mắt còn lại và tiến hành điều trị sớm khi đã có tiền sử mắc bong võng mạc 1 bên mắt

Điều trị bệnh lý bong võng mạc

>>>>>Xem thêm: Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ khám mắt định kỳ sớm phát hiện bệnh.

Kết quả của việc điều trị bệnh lý bong võng mạc tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì có khả năng cao bảo tồn thị lực bệnh nhân. Tuy nhiên nếu vết rách đã lan tới hoàng điểm thì việc hồi phục không còn quá tốt. Vì vậy, hãy chú ý tới các bất thường của mắt và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời. Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI rất tự hào khi là top 3 bệnh viện tư nhân có chất lượng tốt nhất, cùng bạn bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *