Đột quỵ là mối đe dọa trên toàn cầu vì biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ là tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột hoặc huyết áp mạn tính không được kiểm soát. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu mối liên hệ của huyết áp cao dẫn đến đột quỵ và cách xử lý.
Bạn đang đọc: Cảnh báo huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
1. Tìm hiểu tình trạng huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
1.1. Huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, nguyên nhân do đâu?
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não. Tăng huyết áp gây ra khoảng 50% trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ và tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não. Nếu từng bị đột quỵ, người bệnh cũng có nguy cơ huyết áp cao.
Theo nghiên cứu, 80% trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa và dự phòng sớm. Một trong các phương pháp ngăn ngừa hiệu quả là kiểm soát huyết áp ở mức thấp hơn 120/80 mmHg.
Người có huyết áp tăng cao có khả năng bị đột quỵ cao hơn người có huyết áp bình thường. Trong đó, khoảng 87% đột quỵ do hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu trong não làm gián đoạn lưu lượng máu đến tế bào não.
Khi các mạch máu bị suy yếu thì khả năng tắc nghẽn cao. Điều này có thể dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Như vậy, huyết áp là nguyên nhân nhân hàng đầu gây ra hai loại đột quỵ và cả các cơn thiếu máu não thoáng qua.
Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có đột quỵ
1.2. Các biểu hiện của huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
Biểu hiện của huyết áp cao bao gồm:
– Nhức đầu: đau nhức phía sau gáy hoặc trước trán, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc kéo dài cả ngày.
– Chóng mặt: đi không vững, nặng đầu.
– Mệt mỏi, uể oải: cảm giác nặng ngực, khó thở
– Ù tai, mắt mờ, miệng lệch
– Tê yếu tay chân vài giây đến vài phút
– Mất ngủ, dậy sớm, ngủ không sâu
– Chảy máu cam tái phát nhiều lần
Không chỉ là đột quỵ do huyết áp cao mà tất cả trường hợp đột quỵ đều có một số dấu hiệu cảnh báo sau đây:
– Đột ngột tê cứng, yếu mặt, tay chân, thường xảy ra ở nửa bên người.
– Đột ngột lú lẫn, rối loạn trí nhớ, gặp vấn đề khi nói và hiểu ngôn ngữ.
– Đột ngột mất thị lực, nhìn mờ, nhức mỏi ở một hoặc cả hai mắt.
– Đột ngột yếu tay chân, không thể đi lại, không thể giơ tay.
– Chóng mặt, mất thăng bằng, dễ té ngã.
– Đau đầu dữ dội mà không tìm ra nguyên nhân.
Đột quỵ là tình trạng cần được can thiệp khẩn cấp, thời gian cứu sống bệnh nhân được tính bằng phút. Do đó, khi có dấu hiệu cảnh báo, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu đều là dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao và đột quỵ não
2. Các phương pháp ngăn ngừa tình trạng đột quỵ do huyết áp cao
Cả huyết áp cao và đột quỵ đều là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Không dừng lại ở biến chứng huyết áp cao dẫn đến đột quỵ mà tình trạng này còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Do đó, mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để giữ huyết áp ở mức ổn định đồng thời ngăn ngừa đột quỵ diễn ra.
2.1. Giảm cân
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ khiến huyết áp tăng. Người thừa cân còn dễ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ – tiền căn của huyết áp tăng. Do đó, giảm cân là cách hiệu quả để ổn định huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ.
2.2. Vận động, tập thể dục thường xuyên
Nếu huyết áp đang ổn định, việc tập luyện thường xuyên giúp bạn phòng tránh bệnh lý này. Nếu đã bị tăng huyết áp, hoạt động thể chất giúp giảm chỉ số hạ đường huyết xuống mức an toàn.
Một số bài tập dành cho người có huyết áp cao bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, aerobics, … Người bị cao huyết áp nên tập cường độ cao ngắt quãng, vận động cường độ cao trong 10 phút rồi sau đó tập nhẹ nhàng trong 30 phút.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu và cách xử trí khi bị đột quỵ
Tăng cường vận động là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh cần đáp ứng các yếu tố sau:
– Tăng cường bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
– Tăng cường các loại thực phẩm giàu protein tốt
– Tăng cường thực phẩm giàu canxi, kali, magie
– Tăng cường ăn trái cây, rau củ
– Loại bỏ chất béo bão hòa, cholesterol
Bên cạnh đó, cần cắt giảm lượng đường tinh luyện và carbs tinh chế trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hấp thụ ít carbs tinh chế và đường tinh luyện giúp ổn định huyết áp.
Muối cũng là “khắc tinh” của bệnh nhân huyết áp cao. Chỉ cần giảm một lượng nhỏ natri trong thực đơn cũng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm huyết áp.
2.4. Hạn chế rượu bia
Nếu chỉ uống rượu với lượng vừa phải (khoảng 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới), chỉ số huyết áp có thể giảm 4mmHg.
Ngược lại, nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng chỉ số huyết áp đồng thời làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị huyết áp.
2.5. Bỏ thuốc lá
Mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ khiến huyết áp tăng cao ngay cả khi đã hút xong. Vì thế, để chỉ số huyết áp trở lại bình thường, hãy ngừng hút thuốc. Không chỉ cải thiện huyết áp, bỏ thuốc còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm và cải thiện sức khỏe tổng thể.
2.6. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Huyết áp thường giảm khi chúng ta ngủ say. Khi ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Đây cũng là lý do những người thường xuyên bị mất ngủ, đặc biệt là người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp cao.
Một số gợi ý để có giấc ngủ chất lượng như sau:
– Tạo thói quen đi ngủ vào một thời điểm, tốt nhất là trước 23h
– Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền, ngâm chân bằng nước ấm, …
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử sát giờ ngủ
– Tập thể dục đều đặn, tần suất từ 3-4 lần/tuần
– Tránh ngủ trưa quá lâu, nên ngủ dưới 30 phút
Tóm lại, đột quỵ và huyết áp cao đều là những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm trong cộng đồng. Người bệnh nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, tuân thủ duy trì huyết áp từ đó phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thăm khám sức khỏe thường xuyên hoặc đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường để được điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.