Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?

Sụp mí mắt thường là dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như bẩm sinh, tổn thương thần kinh, nhược cơ, mắc bệnh,… Việc mắt bị sụp mí cả 2 bên có thể là dấu hiệu của lão hóa thông thường hoặc stress gây nên nhưng nếu mắt bi sụp mí 1 bên có thể là dấu hiệu của những tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thêm cho bạn về hiện tượng này.

Bạn đang đọc: Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng mắt bị sụp mí

Có rất nhiều nguyên nhân làm mắt bị sụp 1 bên hoặc cả 2 bên mí.

1.1. Mắt bị sụp mí 1 bên do bẩm sinh

Các em bé từ khi sinh ra có thể đã bị sụp mí mắt 1 hay 2 bên. Mí trên sa xuống ngay từ nhỏ chứ không phải do tác động ngoại cảnh. Phụ huynh cần chú ý quan sát phát hiện dị thường ở đôi mắt trẻ những năm tháng đầu đời. Việc mắt bị sụp mí sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn, lâu dài có thể làm ảnh hưởng thị lực của các con.

Phát hiện sớm và đưa con tới các cơ sở y tế không chỉ giúp bảo vệ đôi mắt cho con mà còn giúp con tự tin hơn.

Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?

Nhiều trẻ mắt bị sụp mí ngay từ khi sinh ra.

1.2. Lão hóa

Theo thời gian, da bị lão hóa dẫn đến chảy xệ, mí mắt không phải ngoại lệ. Lúc này da không còn đàn hồi tốt như khi còn trẻ nên dễ bị sụp mí, con ngươi bị che 1 phần cản trở tầm nhìn. Ngay từ độ tuổi trung niên đã có thể gặp phải tình trạng này. Càng cao tuổi thì mức độ sụp mí càng nặng hơn. Trung niên cũng là độ tuổi dễ mắc triệu chứng nhược cơ gây nên tình trạng sụp mí mắt.

1.3. Mắt bị sụp mí 1 bên do làm đẹp

Các phương pháp làm đẹp có thể khiến bạn trở thành nạn nhân, không những không đẹp lên mà còn khiến đôi mắt của bạn bị sụp mí, vô hồn, ảnh hưởng tới tầm nhìn và thẩm mỹ.

Trên đây là các nguyên nhân lớn nhất có nguy cơ cao khiến mắt bị sụp mí. Ngoài ra, một số tác động ngoại cảnh cũng có thể khiến mắt bị sụp như:
– Tai nạn, chấn thương
– Các tổn thương thần kinh tác động

2. Dấu hiệu nhận biết sụp mí

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là phần da mí mắt trên bị sụp xuống, che đi 1 phần mắt. Nếu sụp 1 bên thì bên mắt đó sẽ nhỏ hơn bên còn lại. Bạn rất dễ nhận biết trường hợp này.
Với trường hợp cả 2 bên mí mắt bị sụp thì bạn cần quan sát theo thời gian để nhận thấy sự thay đổi. Nếu do lão hóa, mí mắt của bạn sẽ bắt đầu sụp khá muộn. Nếu do mắc bệnh, mệt mỏi mất ngủ lâu ngày thì có thể nhận biết nhanh.
Tầm nhìn bị hạn chế cũng là dấu hiệu cho thấy mí mắt của bạn đang có sự thay đổi, sụp dần cần được can thiệp, khắc phục sớm.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ không?

Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?

Sụp mí mắt gây mất thẩm mỹ.

3. Sụp mí mắt gây hại như thế nào?

Tác hại dễ thấy nhất là mất thẩm mỹ. Đôi mắt là nơi thể hiện nhiều cảm xúc và phong thái của con người. Bất cứ ai cũng mong muốn có đôi mắt sáng đẹp. Việc sụp mí mắt ảnh hưởng đến sự tự tin và thể hiện bản thân.
Tác hại trực tiếp khi mắt bị sụp mí là cản trở tầm nhìn. Tầm nhìn không còn rộng có thể dẫn đến một số bệnh lý khác về mắt, giảm dần thị lực.
Tưởng chừng là hiện tượng đơn giản nhưng sụp mí mắt lại gây nên những tác động không hề nhỏ đến cả thể chất và tinh thần. Vì vậy, cần chú ý các dấu hiệu ở những đối tượng có nguy cơ cao bị sụp mí như: người lớn tuổi, béo phì, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ thời gian dài,…

4. Các cách khắc phục

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dùng tay nâng mí trong thời gian dài là có thể giúp mí quay về trạng thái ban đầu nhưng điều này là vô lý.
Bạn cũng không nên tùy ý tới các cơ sở thẩm mỹ để làm các thủ thuật cắt mí, xâm lấn. Điều này có thể khiến cho mí mắt của bạn bị sụp sâu hơn. Cũng có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây hại tới sức khỏe, tính mạng khi thực hiện tại các cơ sở không uy tín.

4.1. Thăm khám và tiến hành nâng mí

Cách khắc phục an toàn và nhanh chóng nhất là can thiệp nâng mí. Thông thường người bị sụp mí mắt sẽ được cắt bỏ 1 vòng mí. Nếu tình trạng sụp mí nặng và do di truyền thì có thể được chỉ định cắt mí và nâng cung mí. Tùy vào tình trạng sụp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tính toán và chỉ định làm sao cho đảm bảo sự hài hòa và cân xứng trên khuôn mặt. Hậu phẫu mí mắt của bạn sẽ trở lại trạng thái ban đầu, cao và căng đều.

Mắt bị sụp mí 1 bên có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các bệnh lý về kết mạc có nguy cơ suy giảm thị lực

Gặp bác sĩ là cách khắc phục an toàn nhất

Các phương pháp này đều nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và trình độ. Bạn cần được thăm khám, đánh giá mức độ, chỉ định thực hiện và hướng dẫn chăm sóc cẩn thận. Việc thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín không những không đảm bảo an toàn cho bạn mà còn có thể đem đến các nguy cơ biến chứng, mí mắt quá cao gây mất cân đối,…

4.2. Phương pháp giúp mắt thư giãn

Ngoài ra, nếu tình trạng sụp mí nhẹ và bạn chưa muốn thực hiện phẫu thuật thì có thể thực hiện các biện pháp khắc phục như sau:
– Để mắt nghỉ ngơi: sau 1 ngày dài làm việc, mắt của bạn đã phải điều tiết liên tục nên dễ dẫn đến trạng thái mỏi mắt. Do đó, hãy hạn chế sử dụng thiết bị điện tử quá khuya để mắt được nghỉ ngơi.
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt: bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt giúp mắt không bị khô, đau mỏi.
– Massage mắt: các động tác massage trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc sẽ giúp mắt bạn được thư giãn.
Các phương pháp trên chỉ có tác dụng giúp mắt của bạn được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế khả năng mắt bị sụp mí chứ không có tác dụng điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắt sụp mí và không có cải thiện thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Việc giữ thẩm mỹ cho đôi mắt là điều rất quan trọng nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến cho mắt bị sụp mí 1 bên hay 2 bên khiến bạn cảm thấy tự ti. Ngay từ hôm nay hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *