[Giải đáp] Tăng nhãn áp có chữa được không?

Tăng nhãn áp đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa. Vì vậy cần phải tiến hành đo nhãn áp để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và chữa bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về bệnh tăng nhãn áp, tăng nhãn áp có chữa được không và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm.

Bạn đang đọc: [Giải đáp] Tăng nhãn áp có chữa được không?

1. Những điều cần biết về căn bệnh tăng nhãn áp

Trước khi tìm hiểu xem tăng nhãn áp có chữa được không, chúng ta cần hiểu tăng nhãn áp là gì và phân loại chúng.

[Giải đáp] Tăng nhãn áp có chữa được không?

Minh họa bệnh tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp (cườm nước, thiên đầu thống) là tình trạng tăng áp lực nội nhãn gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Phân loại tăng nhãn áp:
– Cườm nước nguyên phát: gồm góc đóng nguyên phát và góc mở thứ phát. Trong đó cườm nước góc đóng nguyên phát là trường hợp thường gặp hơn ở Việt Nam.
– Cườm nước thứ phát: Xuất hiện khi bệnh nhân bị tai nạn, chấn thương hoặc gặp các bệnh lý khác về mắt.

Bệnh nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như hỏng mắt, mù lòa. Khi đó sẽ không có loại thuốc nào có thể khắc phục được nữa. Vì vậy, mắc tăng nhãn áp có chữa được hay không còn phụ thuộc vào việc kịp thời phát hiện bệnh.

2. Dấu hiệu tăng nhãn áp thường gặp

Hiểu về các dấu hiệu tăng nhãn áp sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm, từ đó có kế hoạch thăm khám và chữa bệnh kịp thời. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh tăng nhãn áp phụ thuộc nhiều vào thể bệnh. Dưới đây là các thể bệnh và các dấu hiệu của bệnh:

2.1. Cườm nước góc đóng cơn gấp

Các triệu chứng thường thấy của bệnh khi bệnh nhân thuộc thể cườm nước góc đóng cơn gấp:
– Xuất hiện các dấu hiệu đau, nhức đột ngột ở mắt
– Mắt căng cứng như hòn bi
– Các cơn đau mắt kèm theo các cơn đau lên nửa đầu
– Thị lực giảm dần, nhìn mờ
– Các dấu hiệu bệnh toàn thân đi kèm: đau bụng, buồn nôn,…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh lý xuất huyết dịch kính có hết không?

[Giải đáp] Tăng nhãn áp có chữa được không?

Mắt bệnh nhân mắc tăng nhãn áp.

2.2. Cườm nước góc đóng bán cấp

Dấu hiệu cườm nước góc đóng bán cấp không dữ dội như góc đóng cơn gấp. Các dấu hiệu có tương đồng nhưng với mức độ tăng dần. Người bệnh có thể bỏ qua bệnh tới khi bệnh trở nặng mới phát hiện ra. Thông thường khi thị lực bị giảm đi thì người bệnh mới tới gặp bác sĩ.

2.3. Cườm nước góc đóng mạn tính

Không phổ biến như 2 thể trên, cườm nước góc đóng mạn tính rất ít gặp. Các bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi thị lực giảm hẳn hoặc thậm chí đã mất thị lực.

2.4. Cườm nước góc mở

Dấu hiệu bệnh không rõ ràng, thậm chí có trường hợp bệnh nhân không cảm nhận được thị lực đã giảm đi. Thậm chí khi mắc cườm nước thể này, bệnh nhân có thể không có các cơn đau, khó chịu lên vùng mắt và đầu. Nếu có thì các dấu hiệu thường diễn ra thành cơn ngắt và hết nhanh. Do đó, bệnh nhân thường tới gặp bác sĩ khi bệnh đã trở nặng.

Việc nhận biết các bất thường của đôi mắt và cơ thể rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, chúng ta có thể chủ động phát hiện bệnh sớm bằng cách thăm khám định kỳ. Một cách thường được áp dụng để phát hiện bệnh tăng nhãn áp là Đo nhãn áp.

3. Hiểu về đo nhãn áp

Đo nhãn áp chính là đo áp lực nội nhãn, phát hiện bệnh tăng nhãn áp. Thực hiện bằng cách ghi lại độ lõm giác mạc tức là khả năng chịu áp lực của giác mạc người bệnh:
– Bình thường: 10 – 21 mm Hg.
– Bất thường: Cao hơn 21 mm Hg.

Hiện nay có các phương pháp đo nhãn áp như sau:
– Đo nhãn áp áp tròng hay còn gọi là kỹ thuật Goldman: một đầu dò sẽ được đưa vào mắt và soi đèn để kiểm tra áp lực trong mắt
– Đo độ lõm giác mạc điện tử: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhưng kết quả đo sẽ có sự chênh lệch so với Đo nhãn áp áp tròng
– Đo nhãn áp bằng khí: Đây là phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc với mắt. Tuy nhiên đây lại không phải phương pháp đo nhãn áp tốt nhất
– Đo nhãn áp chỉ là 1 trong các bước tiến hành chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp mà bạn sẽ được thực hiện khi được thăm khám bởi bác sĩ. Gặp bác sĩ và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín chính là cách an toàn nhất bảo vệ đôi mắt bạn khỏi nguy cơ mù lòa từ bệnh tăng nhãn áp

4. Tăng nhãn áp chữa bằng cách nào

Bệnh nhân tăng nhãn áp cần được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ. Quá trình chẩn đoán diễn ra qua các bước:
– Đánh giá thị lực của bệnh nhân qua các bài kiểm tra
– Kiểm tra độ sâu góc tiền phòng
– Đo nhãn áp
– Đo thị trường
– Soi đáy mắt

[Giải đáp] Tăng nhãn áp có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm loét giác mạc

Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Mỗi thể bệnh có phương pháp chữa trị khác nhau. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cườm nước góc đóng cơn gấp cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời bởi đây là trường hợp cấp cứu. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật thích hợp với giai đoạn bệnh.

Với cườm nước góc mở cần dùng các biện pháp giảm áp lực nội nhãn bằng các thuốc tra tại chỗ. Điều trị bằng bất kì phương pháp nào người bệnh cũng cần đảm bảo hoàn toàn tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Kể cả sau khi đã được điều trị khỏi bệnh thì bệnh nhân cũng cần tuân thủ tần suất tái khám, kiểm tra tình trạng mắt.

5. Phòng ngừa tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp dễ xuất hiện ở tuổi trung niên nhưng không phải vì thế mà những người trẻ tuổi chủ quan và bỏ qua việc chăm sóc bản thân và giữ đôi mắt khỏe mạnh. Chỉ cần phát hiện kịp thời thì ta không cần băn khoăn về việc bệnh có chữa được không. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa rất đơn giản.
Điểm qua một số việc cần làm để phòng ngừa tăng nhãn áp:
– Kiểm tra mắt định kỳ: Bạn có thể thực hiện kiểm tra mắt định kỳ hàng năm hoặc xin ý kiến bác sĩ về tần suất khám mắt dựa trên tình trạng đôi mắt. Việc này đặc biệt cần thiết với những người mắc cận thị, thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, đã từng điều trị các bệnh về mắt,…
– Chú ý tới yếu tố di truyền: tăng nhãn áp có thể do yếu tố di truyền vì vậy hãy thử kiểm tra lịch sử sức khỏe mắt của gia đình
– Tập thể dục toàn thân và massage thư giãn mắt: bạn có thể làm các bài tập massage, chườm ấm cho mắt để mắt được thư giãn từ đó giúp giảm phần nào áp lực của đôi mắt
– Dùng thuốc tra mắt: hãy xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc tra mắt phù hợp để bảo vệ đôi mắt tốt hơn
– Dùng kính bảo hộ: kính bảo hộ giúp giảm thiểu tác hại của khói bụi và các tia sáng gây hại. Vì vậy hãy tập thói quen sử dụng kính bảo hộ bạn nhé

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh tăng nhãn áp và các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh sớm. Để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, hãy chọn Thu Cúc TCI để kiểm tra mắt định kỳ cũng như được điều trị các bệnh lý về mắt an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *