Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

Đột quỵ không nói được là một tình trạng không quá nguy hiểm nhưng có thể gây khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp hàng ngày và tác động đến tâm trạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí, phòng ngừa tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

1. Tìm hiểu về trình trạng đột quỵ không nói được

1.1 Đột quỵ không nói được biểu hiện như thế nào?

Khó nói, không nói được là một trạng thái của tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở bệnh nhân đột quỵ với các biểu hiện:

– Nói lắp, bập bẹ

– Nói ngọng

– Tiếng bị méo, khi phát âm như bị mất nguyên âm cuối từ

– Thay đổi cách chuyển giọng, nhịp điệu và âm điệu khi nói một cách bất thường

– Diễn đạt khó khăn, không tìm được từ ngữ phù hợp, khiến người khác không hiểu

– Một câu chuyện nhưng nói lặp đi lặp lại

– Khi được yêu cầu nhắc lại những cụm từ đơn giản, bệnh nhân không nói được hoặc nói một cách khó khăn

Tình trạng này có thể xảy ra trước, trong và sau khi bệnh nhân bị đột quỵ nên có khi đây là dấu hiệu cảnh báo và nhận diện đột quỵ, nhưng cũng có khi trở thành di chứng sau đột quỵ.

Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể không nói được, nói không rõ ràng, nói khó hiểu tùy vào vùng não tổn thương.

1.2 Nguyên nhân gây đột quỵ không nói được

Tình trạng không nói được hay rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ là vấn đề xảy ra khi vùng não điều khiển ngôn ngữ bị tổn thương. Các vị trí tổn thương thường gặp ở vùng não chi phối ngôn ngữ gồm:

– Tổn thương vùng sinh ngôn ngữ: Trong trường hợp này, bệnh nhân hiểu được những gì mình muốn nói và điều người khác nói với mình nhưng không nói ra được. Một số trường hợp vẫn nói được nhưng chỉ một vài từ. Ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn nói được nhưng khả năng nói của kém, không lặp lại được câu nói của người khác hoặc của chính mình.

– Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân nói lưu loát nhưng không hiểu hoặc hiểu không hết những gì người khác nói với mình. Vì thế các câu nói của bệnh nhân thường vô nghĩa, khó lặp lại câu nói của người khác.

– Tổn thương dẫn truyền giữa vùng sinh và vùng hiểu ngôn ngữ: Trong trường hợp này, bệnh nhân có khả năng nói và hiểu tốt nhưng không lặp lại được câu nói người khác hoặc chính mình.

– Tổn thương toàn thể tất cả các vùng não điều khiển chức năng ngôn ngữ: Đặc trưng là tình trạng bệnh nhân không nói được hoặc nói rất kém, khả năng hiểu và lặp lại kém.

2.3 Các biểu hiện đột quỵ khác

Bên cạnh rối loạn về ngôn ngữ, người bị đột quỵ còn có thể có các biểu hiện như:

– Liệt, méo mặt, méo miệng, lệch nhân trung, đặc biệt khi cười lớn

– Yếu liệt tay chân, không giơ được 2 tay qua đầu hoặc buông thõng một cách nhanh chóng

– Giảm, thậm chí mất thị lực đột ngột

– Đau đầu dữ dội, quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt ù tai

2. Không nói được do đột quỵ có nguy hiểm không?

Không nói được do đột quỵ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên tình trạng này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp, sinh hoạt với những người xung quanh, dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
Nếu rối loạn ngôn ngữ kéo dài sau đột quỵ sẽ có thể khiến người bệnh sống khép mình, cảm thấy tự ti, trầm cảm, kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe.

3. Rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ gây ra có khắc phục được không?

Rối loạn ngôn ngữ có thể là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Trong trường hợp này, nếu được cấp cứu sớm và đúng cách, các rối loạn có thể được khắc phục ngay sau khi cấp cứu thành công. Tuy nhiên thực tế tình trạng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ vẫn xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân với các mức độ khác nhau.

Quá trình phục hồi khả năng ngôn ngữ nhanh hay chậm tùy thuộc vào hiệu quả của giai đoạn cấp cứu và những tổn thương mà đột quỵ để lại. Việc này đòi hỏi sự chủ động và kiên trì của chính bệnh nhân cũng như sự hỗ trợ, động viên của người thân.

Các nghiên cứu cho thấy tất cả các thể thương tổn sau quá trình tập luyện đều được cải thiện trong đó thể tổn thương vùng sinh ngôn ngữ thường được phục hồi tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân suy tim phải và hậu quả khó lường

Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

Sự quan tâm, trò chuyện của người thân sẽ giúp người bệnh sớm khôi phục khả năng nói.

4. Các phương pháp tập luyện giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ

– Tập nói từ những câu từ đơn giản như uống nước, ăn cơm, đi tiểu, đói bụng, đau bụng, đau đầu,… những đồ vật xung quanh như bàn, ghế, tủ, bàn, các màu sắc, đếm số, ngày tháng, bảng chữ cái,…

– Tích cực nói những câu nhờ người khác hỗ trợ các nhu cầu cơ bản trong ngày

– Chơi các trò chơi như tìm từ đối nghĩa, mô tả đồ vật, con người để kích thích khả năng sử dụng từ ngữ

– Thường xuyên nói chuyện, động viên, tương tác với bệnh nhân

– Cho bệnh nhân tập đọc một số từ ngắn cho đến đọc sách, báo

– Xem các hình ảnh về các chủ đề thân thuộc, yêu cầu bệnh nhân mô tả bằng cách trả lời các câu hỏi ngắn cho đến khi bệnh nhân có thể mô tả liền mạch

Lưu ý khi luyện tập:

– Tăng dần mức độ tập từ các câu từ dễ đến khó

– Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, luôn khuyến khích, cổ vũ, động viên người bệnh khi luyện tập

– Luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày, tránh dồn vào một lúc vì dễ gây mệt mỏi cho người bệnh

– Thay đổi cách tập, địa điểm tập, người hỗ trợ để người bệnh có hứng thú hơn.

5. Cách phòng ngừa đột quỵ không nói được

Không nói được chỉ là một trong những di chứng sau đột quỵ. Bên cạnh đó còn rất nhiều hậu quả khác do đột quỵ gây ra như rối loạn vận động, suy giảm nhận thức, đột tử, trầm cảm, rối loạn tiểu tiện. Các thống kê cho thấy khoảng 80% trường hợp đột quỵ sẽ để lại di chứng. Khoảng 30% trong số đó không thể phục hồi.

Bởi vậy, việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng. Để ngăn đột quỵ xảy ra, người bệnh cần phát hiện sớm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ gồm lối sống, các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch.

Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não khám ở đâu hiệu quả

Chụp cộng hưởng từ não giúp tầm soát nguy cơ đột quỵ do dị dạng mạch máu và các tổn thương khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *