Đột quỵ khi đá bóng: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Đột quỵ khi đá bóng hay tham gia các môn thể thao là một tình trạng không còn hiếm. Nguyên nhân gây đột quỵ trong các trường hợp này là gì và cách phòng ngừa ra sao?

Bạn đang đọc: Đột quỵ khi đá bóng: Nguyên nhân, cách phòng tránh

1. Đột quỵ khi đá bóng có phổ biến không?

Bóng đá là môn thể thao vua thu hút sự quan tâm của người hâm mộ trên toàn thế giới. Trong đời sống hàng ngày, bóng đá cũng là một hoạt động thể thao – giải trí hữu ích giúp rèn luyện sức khỏe, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, không ít trường hợp cũng đối mặt với những nguy hiểm khi tham gia chơi bộ môn này như chấn thương, các vấn đề xương khớp, tim mạch, và nguy hiểm nhất là đột quỵ.

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng não hoặc vỡ mạch máu não, khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng đột ngột.

Dù 2 năm đã trôi qua nhưng cho đến giờ nhiều người vẫn không thể quên sự cố tại VCK EURO 2020/2021 giữa Đan Mạch và Phần Lan, khi Đội trưởng ĐT Đan Mạch Christian Eriksen đột ngột gục xuống sân. Với sự cấp cứu của bộ phận y tế, Eriksen đã tỉnh và sau đó dần hồi phục sức khỏe tuy nhiên đó vẫn là một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đột quỵ khi chơi bóng đá nói riêng và chơi thể thao nói chung.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy cứ 100.000 cầu thủ thì có 7 trường hợp mắc bệnh tim mạch. Con số này trước đây chỉ là 2 trường hợp. Bệnh tim mạch là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ.

Đột quỵ khi đá bóng: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Đột quỵ khi đang đá bóng là một tình trạng rất phổ biến.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ khi chơi đá bóng

2.1 Đột quỵ khi đá bóng do mang bệnh lý mà không biết

Các trường hợp đột quỵ khi chơi thể thao thường có sẵn các bệnh lý nền nhưng người bệnh không hề hay biết. Thường gặp nhất là dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não) gây xuất huyết não. Ngoài ra, một số bệnh lý tim mạch như viêm cơ tim, rung nhĩ, tiểu đường, mỡ máu,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ mà những người thường xuyên chơi thể thao, đặc biệt là bộ môn bóng đá nên quan tâm.

Rất nhiều trường hợp không biết mình mắc bệnh, thậm chí không có bất cứ triệu chứng nào, chỉ khi đột quỵ xảy ra, thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu mới ra bệnh.

2.2 Đột quỵ khi đá bóng do vận động quá sức

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ chơi bóng đá là do người chơi quá gắng sức quá, chơi với cường độ vượt trên ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Ví dụ, một người chỉ có khả năng chạy được 10km, 20km, nhưng họ lại cố gắng chạy 50km, thậm chí 100km… Điều này diễn ra trong thời gian dài hoặc đột ngột đều có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ.

Các chuyên gia cho biết cơ thể con người luôn có ngưỡng chịu đựng nhất định. Nếu muốn vượt quá ngưỡng thì đòi hỏi phải trải qua quá trình tập luyện và thích nghi lâu dài. Nếu đẩy quá trình đó lên quá nhanh sẽ khiến cơ thể bị quá tải, tim không cung cấp đủ máu, phổi phải tăng cường hoạt động mới trao đổi được oxy, các cơ quan khác, đặc biệt là não không nhận đủ máu giàu oxy và dinh dưỡng nhanh chóng bị tổn thương và gây đột quỵ.

2.3 Đột quỵ khi đá bóng do căng thẳng hoặc phấn khích quá mức

Tâm trạng cũng có tác động không nhỏ đến tim, não và nhiều cơ quan trong cơ thể. Quá phấn khích hoặc quá căng thẳng khi chơi đá bóng có thể khiến nhịp tim, huyết áp tăng đột ngột, tăng áp lực lên mạch máu và dễ dẫn đến đột quỵ.

2.4 Đột quỵ khi chơi bóng liên quan đến tuổi tác

Thông thường, những môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều như bóng đá, chạy đường dài chỉ phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Người tuổi cao nên cân nhắc khi chơi các môn thể thao này để tránh gây quá tải cho hệ tim, mạch máu. Nếu vẫn muốn chơi các bộ môn này, cần khởi động kỹ, tăng dần cường độ tập luyện. Các chuyên gia khuyến cáo người già nên chọn các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi.

Tìm hiểu thêm: Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

Đột quỵ khi đá bóng: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Các căn bệnh có sẵn như tăng huyết áp, thiếu máu não,… khó thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ khi chơi thể thao.

3. Các dấu hiệu đột quỵ khi chơi đá bóng

Ở người bị đột quỵ do chơi bóng, các triệu chứng thường xảy ra rất đột ngột:

– Đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội

– Mặt hoặc/và chân tay tê yếu, khó cử động, thường ở một bên

– Giảm thị lực đột ngột, hoa mắt, chóng mặt bất thường

– Khó cử động tay chân

Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể đột ngột ngã quỵ mà không có bất cứ một dấu hiệu cảnh báo nào.

4. Đột quỵ khi chơi đá bóng nguy hiểm ra sao?

Tùy từng mức độ tổn thương não mà mức độ nguy hiểm đối với mỗi người bệnh cũng khác nhau. Nếu chỉ tổn thương các mạch máu nhỏ và thời gian thiếu máu ngắn thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh, nguy cơ biến chứng cũng ít hơn. Ngược lại, nếu vị trí tổn thương là các mạch máu lớn, các vùng não liên quan đến vận động thì sẽ là một mối nguy lớn đối với người bệnh. Bởi điều này rất dễ dẫn đến tình trạng yếu, liệt vận động sau đột quỵ, gây ảnh hưởng đến khả năng chơi thể thao cũng như sức khỏe của người bệnh sau này.

Đột quỵ khi đá bóng: Nguyên nhân, cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ xuất huyết não: Triệu chứng, nguyên nhân

Khởi động kỹ, uống nhiều nước khi tham gia chơi hoặc thi đấu thể thao là rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.

5. Cách phòng ngừa đột quỵ khi chơi đá bóng

Để phòng tránh đột quỵ khi đá bóng, người chơi cần chú ý:

– Khởi động kỹ trước khi tham gia mỗi trận đấu

– Chơi vừa sức, tránh phấn khích hoặc quá căng thẳng

– Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường cơ bắp, giúp bền chắc thành mạch và tăng khả năng tuần hoàn

– Uống đủ nước và các chất điện giải để tránh mất nước, khoáng

Như đã nói ở trên, dị dạng mạch máu, các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, tiểu đường,… là các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ nói chung và đột quỵ khi chơi đá bóng nói riêng. Nếu đã được chẩn đoán mắc các bệnh lý này, cần phải kiểm soát tốt bệnh bằng cách theo dõi các chỉ số liên quan.

Dù chưa mắc bệnh hoặc không có các biểu hiện bất thường, người bệnh cũng nên tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để phát hiện các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt là các bệnh lý kể trên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *