Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy dõi theo những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh khá phổ biến ở các mẹ bầu.
Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở mẹ bầu do đâu?
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng vi khuẩn có trong nước tiểu. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân do:
-Khi tử cung to chèn ép vào niệu quản và thận phải, khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Khi mang thai, nữ giới bị thay đổi nội tiết, dưới tác dụng của Progesterone làm cho nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm, khiến thai phụ hay táo bón, ứ đọng nước tiểu, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
– Thói quen nhịn tiểu ở mẹ bầu khiến nước tiểu bị giữ lâu trong bang quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sự ảnh hưởng khi mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu đến thai nhi tùy thuộc vòa mức độ của bệnh:
– Ở thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng
Ở thể này, người bệnh thường không có triệu chứng, chỉ phát hiện dựa vào xét nghiệm lâm sàng khi đi khám thai.
Có 25% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở thể nhiễm không triệu chứng chuyển sang có triệu chứng. Lúc này, bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ có thể khiến cho thai nhi phát triển không tốt, sinh non…
– Ở thể niệu đạo – thể bàng quang
Những mẹ bầu bị viêm niệu đạo viêm bàng quang sẽ thấy có các triệu chứng như tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu, lượng nước tiểu ít, xét nghiệm thấy có chứa tế bào mủ, vi khuẩn… trong nước tiểu.
Ở thể này, ít xuất hiện biến chứng cho thai nhi, tuy nhiên, cần thăm khám kiểm tra xử trí cẩn thận.
– Viêm bể thận cấp tính
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu nặng, thường gặp ở tuần 20 trở về sau, xảy ra khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng ngược dòng từ dưới lên niệu quản, gây những triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu ra máu, rét run, sốt trên 40 độ C, người mệt mỏi, suy sụp, đau vùng thắt lưng bên phải…
Ngoài ra, còn thấy tình trạng đau âm ỉ bụng và đau ở bộ phận sinh dục.
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Thai phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp… thai dễ sinh non, sảy thai…
– Viêm bể thận mạn tính
Thường không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mà chỉ biểu lộ suy thận khi bệnh nặng.
Nếu chức năng thận vẫn còn tốt, huyết áp trong giới hạn bình thường, thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường.
Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm ung thư bằng cách nào?
Cách xử trí điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thai
Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiểu không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân mà còn tác động đến sự phát triển thai nhi, chính vì thế cần thăm khám tình trạng bệnh, chữa trị kịp thời ngay khi có dấu hiệu. Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh để chỉ định cho mẹ phương pháp xử trí thích hợp mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Để phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu, mẹ bầu cần kiểm tra nước tiểu định kỳ theo chỉ định, tiểu ngay khi có nhu cầu, không nhịn tiểu; vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, vệ sinh từ trước ra sau; uống đủ nước để tăng bài tiết, thải độc tố ra ngoài…
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt nốt ruồi có ung thư
Uống đủ nước để tăng bài tiết, thải độc tố ra ngoài… là một cách phòng bệnh đơn giản.
Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi chắc chắn rằng qua thông tin trên mẹ bầu đã được trang bị những kiến thức hữu ích. Vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 nếu có băn khoăn cần giải đáp hoặc đến trực tiếp địa chỉ 286 Thụy Khuê Tây Hồ HN để được thăm khám, điều trị.
Xem thêm
>> Nguyên nhân bà bầu bị lạnh khi mang thai
> Những dấu hiệu nhận biết thai ngừng phát triển
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.