Đột quỵ não là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có mức độ nguy hiểm cao, dễ dàng gây tàn tật và tử vong. Người bệnh nếu không được điều trị đột quỵ não đúng cách, đúng thời điểm vàng thì có thể để lại nhiều di chứng sau đột quỵ não nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Di chứng có thể xảy ra sau cơn đột quỵ não
1. 5 Di chứng điển hình sau đột quỵ não
Đối với đột quỵ não, thời gian phát hiện và cấp cứu kịp thời là yếu tố rất quan trọng, giúp bệnh nhân giảm những di chứng, tăng khả năng hồi phục và giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Lý do là bởi cứ mỗi giây đột quỵ não xảy ra có hàng chục nghìn tế bào não chết đi.
Cơn đột quỵ có thể gây tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn suốt phần đời còn lại tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, mức độ tổn thương, thời gian được cấp cứu, cách điều trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ. Người bệnh có thể phải đối mặt với các di chứng nặng nề để lại ở nhiều cơ quan và chức năng của cơ thể.
Di chứng sau đột quỵ não có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lâu dài
1.1 Các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng
– Liệt vận động là một trong những di chứng đáng chú ý sau đột quỵ não. Có khoảng 90% người liệt vận động chẳng hạn như liệt nửa người, liệt tay chân, liệt một bên mặt sau cơn đột quỵ xảy ra. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân nhiều trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, khi nằm, ngồi lâu một chỗ còn khiến bệnh nhân đối mặt với biến chứng loét các điểm tỳ đè, cứng khớp, viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp…
– Ngoài ra, người bệnh có thể phải đối mặt với việc khó khăn trong quá trình nuốt, việc kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng khó khăn, bí tiểu, hay tiểu không tự chủ.
– Người bệnh cũng có thể gặp di chứng rối loạn thị giác với biểu hiện một mắt hoặc cả hai mắt nhìn mờ, nghiêm trọng hơn là mù một phần hoặc toàn bộ.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai
Một trong những dấu hiệu của đột quỵ não được thể hiện ở trên gương mặt
1.2 Rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trong giao tiếp
Một di chứng phổ biến mà nhiều bệnh nhân bị đột quỵ phải đối mặt đó là chứng rối loạn giao tiếp, đặc biệt là mất ngôn ngữ. Các biểu hiện thường thấy là nói ngọng, nói khó nghe không tròn vành rõ tiếng, nói lắp, âm điệu biến đổi, khó truyền tải hết câu.
1.3 Suy giảm nhận thức hoặc rối loạn nhận thức
Tỷ lệ bệnh nhân sau đột quỵ não gặp rối loạn nhận thức chiếm khoảng hơn 60%. Tình trạng rối loạn nhận thức sau đột quỵ sẽ có các biểu hiện như hay quên, suy giảm trí nhớ, mất khả năng định hướng, nhận thức được thời gian, không gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình, không hiểu được lời nói của người khác… Rối loạn nhận thức còn được biết đến là một trong những nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ.
1.4 Rối loạn cảm xúc, hoặc thay đổi cảm xúc, thay đổi hành vi
– Thay đổi cảm xúc ở người bệnh sau đột quỵ não có thể là: Lo âu, dễ cáu gắt, dễ xúc động, trầm cảm, thiếu kiểm soát cảm xúc, có thể cười nói, khóc đột ngột… Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sau đột quỵ não gặp tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy nhiều vào người thân gia đình, chính vì vậy cũng tác động khiến cảm xúc hoặc tâm trạng của người bệnh thay đổi, trầm cảm cũng có thể trở nên nặng nề hơn.
– Thay đổi hành vi được thể hiện thông qua các biểu hiện như chậm chạp, hay do dự, lo lắng khác với cách người bệnh hoạt động trước đây.
2. Cách phòng tránh và khắc phục di chứng đột quỵ
2.1 Cách phòng tránh những di chứng sau đột quỵ não
Để giảm tối đa những di chứng sau đột quỵ não, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt trong vòng 3 đến 6 giờ. Đây được coi là thời gian vàng cứu người bệnh đột quỵ.
Các dấu hiệu để nhận biết sớm đột quỵ cần nhanh chóng đến viện ngay được thể hiện trên cơ thể người bị đột quỵ bao gồm:
– Mặt: Méo miệng, tê mặt, xệ mặt
– Tay: Yếu tê cánh tay, không thể nhấc 2 tay đồng đều, chân yếu, khó nhấc 1 bên cơ thể
– Mắt: Mờ một hoặc cả hai mắt.
– Giọng nói: Nói khó nghe, ngọng, không rõ chữ, dính chữ khác giọng nói bình thường.
– Khả năng thăng bằng: Chóng mặt, hoa mắt, không thể kết hợp các động tác vận động.
Ngoài ra, các chuyên gia nội thần kinh của Thu Cúc TCI cũng khuyến cáo người bệnh nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Theo đó bạn sẽ không phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm, đồng thời cũng không phải đối mặt với các biến chứng, hệ lụy đi theo suốt đời.
>>>>>Xem thêm: Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không? Cách phòng, trị bệnh
Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ là cách giúp tránh những di chứng hiệu quả
2.2 Cách khắc phục di chứng xảy ra sau đột quỵ não
Thông thường thời điểm vàng để khôi phục chức năng sau đột quỵ là ngay khi kiểm soát ổn định hoặc sau 3 đến 4 ngày. Kết quả thể hiện rõ ràng nhất trong khoảng 3 tháng đầu, chậm ơn trong 3 tháng tiếp theo. Và từ tháng thứ 6 đến 1 năm thì khả năng phục hồi chức năng chậm và dần ổn định.
Một số cách để phục hồi di chứng sau đột quỵ não người bệnh có thể thực hiện, kết hợp với sự hỗ trợ của người nhà là:
– Tích cực vận động, tập vật lý trị liệu hàng ngày để tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, di chuyển…
– Tập các bài nói đơn giản chỉ một từ, cụm từ đến phức tạp là cả câu…
– Người nhà nên thường xuyên động viên, trò chuyện với người bệnh.
– Có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp để thư giãn…
3. Cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ não
Sau quá trình điều trị và chăm sóc tại bệnh viện, bệnh nhân bị đột quỵ khi ổn định và trở về nhà cũng cần được chăm sóc bài bản để giúp đột quỵ tránh tái phát, cải thiện tích cực hơn các di chứng và kéo dài tuổi thọ.
– Nên thực hiện tập luyện vận động hàng ngày, ở mỗi người bệnh tùy vào tình trạng có thể vận động được đến đâu. Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo vận động bằng các bài tập cho bệnh nhân hoặc các hướng dẫn xoa bóp cho người nhà để giúp bệnh nhân tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ.
– Chế độ dinh dưỡng nên đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và vitamin khoáng chất. Đối với những bệnh nhân có các bệnh lý nền là đái tháo đường, mỡ máu, huyết áp… thì nên sử dụng chế độ ăn khuyên dùng của bác sĩ chuyên gia.
– Chăm sóc tâm lý người bệnh bằng các động viên tinh thần để người bệnh lạc quan hơn. Đối với những bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân, chủ động thực hiện một số công việc sinh hoạt hàng, tham gia các hoạt động sẽ giúp bệnh nhân vui vẻ, bớt tự ti và buồn chán.
– Chăm sóc vệ sinh đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân giảm khả năng hoạt động.
– Sử dụng thuốc và thực hiện tái khám theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tái phát đột quỵ não.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.