Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?

Là một trong bốn tật khúc xạ mà ai cũng có thể mắc, mặc dù thấp hơn cận thị về số lượng bệnh nhân, viễn thị không hề kém phiền toái hơn cận thị chút nào. Chính vì vậy mà được thoát khỏi chúng là mong muốn của hầu hết bệnh nhân viễn thị. Vậy, mắt viễn thị có chữa được không và nếu có thể, thì chữa bằng phương pháp nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời của chuyên gia nhãn khoa về vấn đề này trong bài viết sau, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?

1. Dấu hiệu nhận biết viễn thị

Là một trong bốn tật khúc xạ của mắt, viễn thị khiến bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ ràng những vật thể ở xa, còn những vật thể ở gần thì không. Cụ thể, khi bị viễn thị, bệnh nhân sẽ nhận thấy các vấn đề sau: Thứ nhất, hình ảnh vật thể ở gần nhòe nhoẹt, nếu muốn nhìn rõ chúng, bệnh nhân phải nheo mắt. Thứ hai, bệnh nhân thường xuyên bị nóng và nhức mắt. Thứ ba, sau khi hoàn thành những công việc cần tập trung cao độ vào các vật thể ở gần, bệnh nhân bị đau đầu.

Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?

Vật thể ở gần trong mắt người viễn thị rất nhòe nhoẹt

2. Nguyên nhân khởi phát viễn thị

Để nắm được cơ chế hình thành viễn thị, hiểu phương thức hoạt động của mắt là cần thiết. Theo đó, mắt sở hữu hai bộ phận đảm nhận trách nhiệm hội tụ ánh sáng từ môi trường bên ngoài là: Giác mạc và thủy tinh thể.

– Giác mạc: Là màng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng di chuyển qua để đi tới thủy tinh thể.

– Thủy tinh thể: Thành phần có thể thay đổi hình dạng, hoạt động như một thấu kính hội tụ, cho phép ánh sáng di chuyển qua để đi tới võng mạc.

Sự phối hợp chức năng của giác mạc và thủy tinh thể giúp võng mạc đón được ánh sáng để từ đó, gửi nó đến dây thần kinh thị giác và não bộ của chúng ta. Chúng ta, nếu muốn nhìn rõ ràng vật thể, giác mạc và thủy tinh thể đều phải cong. Trong trường hợp, trục nhãn cầu ngắn/giác mạc phẳng hoặc thủy tinh thể bị lão hóa và mất tính đàn hồi, khó thay đổi hình dạng, bệnh nhân được xác định là bị viễn thị.

3. Mắt viễn thị có chữa được không – Câu trả lời của chuyên gia

Câu trả lời cho câu hỏi “Mắt viễn thị có chữa được không” là gì? Theo chuyên gia nhãn khoa, mắt viễn thì có thể chữa được, trong một số trường hợp. Phương pháp duy nhất làm được điều đó là phẫu thuật mắt. Ở thời điểm hiện tại, những phương pháp phẫu thuật mắt có thể được chuyên gia nhãn khoa áp dụng để cải thiện tật khúc xạ này là: Phẫu thuật LASIK, LASEK, PRK, CK. Và các trường hợp viễn thị có thể được cải thiện bằng phẫu thuật mắt là viễn thị do biến dạng giác mạc (viễn thị do sai lệch trục nhãn cầu và do thoái hóa thủy tinh thể không thể cải thiện bằng phẫu thuật). Ngoài phẫu thuật, những phương pháp khác, vốn được nhiều người rỉ tai nhau rằng rất hiệu quả trong khắc phục viễn thị, như uống thuốc bổ mắt và tập thể dục mắt, đều chưa được chứng thực rằng có tác dụng.

Mặc dù vậy, ở một mức độ nào đó, bổ sung dinh dưỡng và vận động vẫn có ích cho chúng ta. Cụ thể thì giúp chúng ta kìm hãm sự tăng độ của viễn thị.

3.1. Bổ sung dinh dưỡng để viễn thị chậm tăng độ

Bệnh nhân viễn thị nên tăng cường bổ sung: Dầu cá, cà rốt, rau xanh, gấc, các loại đậu,… Vì sao những thực phẩm này lại có thể khiến viễn thị chậm tăng độ. Vì chúng giàu EPA, DHA, Vitamin A, Vitamin nhóm B (B12) và kẽm,…

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh viêm loét giác mạc

Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?

Bệnh nhân viễn thị nên tăng cường bổ sung các loại đậu

3.2. Vận động để viễn thị chậm tăng độ

Để viễn thị chậm tăng độ, bệnh nhân có thể áp dụng một, một vài hoặc cả bốn bài tập sau:

– Bài tập nhắm mắt: Nhắm mắt lại; sau đó, đặt 2 ngón tay lên mí mắt rồi nhẹ nhàng day khoảng 2s rồi thả ra. Bài tập này thực hiện từ 5 – 10 lần mỗi bên.

– Bài tập đảo mắt: Đảo mắt từ phải sang treais 5 – 10 lần rồi đảo mắt ngược lại, từ trái sang phải, cũng 5 – 10 lần.

– Bài tập thay đổi tiêu điểm của mắt: Cách bạn khoảng 3m và cách bạn khoảng 7 – 10m, đặt tại mỗi vị trí đó một vật sao cho chúng thẳng hàng. Sau đó, giơ tay song song với mặt đất, giơ ngón cái trước mắt và nhìn tập trung vào đó. Tiếp theo, hạ tay xuống, nhìn vật ở gần rồi nhìn vật ở xa. Cuối cùng, giơ ngón cái lên và tiếp tục tập trung nhìn nó một lần nữa. Thực hiện 5 – 10 lần bài tập này mỗi đợt

– Bài tập hình số tám: Cách bạn khoảng 3m, chọn một điểm trên sàn nhà. Sau đó, nhìn xoáy vào đó. Tiếp theo, đảo mắt theo hình số tám tưởng tượng quanh điểm đã chọn trong 30s. Kết thúc 30s, đổi chiều đảo mắt. Bài tập này cũng nên được thực hiện tối thiểu 5 lần mỗi mắt và mỗi đợt.

4. Phòng tránh viễn thị

Bệnh nhân viễn thị phải chịu đựng nhiều bất tiện trong cuộc sống. Những phương pháp đơn giản lại không thể cải thiện được tật khúc xạ này. Trong khi đó, cách thức điều trị viễn thị hiệu quả lại tương đối tốn kém. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng hết sức có thể để phòng tránh viễn thị. May mắn cho chúng ta, việc phòng tránh viễn thị không hề phức tạp. Bạn có thể thực hiện những khuyến cáo sau để đạt được mong muốn đó: Ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập mắt như đã được hướng dẫn phía trên; không hoạt động mắt quá mức trong điều kiện thiếu sáng; khi ở ngoài trời, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV.

Chuyên gia giải đáp: Mắt viễn thị có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Thị lực kém rõ rệt – Cẩn trọng trước 5 loại bệnh về mắt

Để hạn chế nguy cơ bị viễn thị nên đeo kính râm khi ở ngoài trời

Như vậy, mắt viễn thị có thể chữa được bằng phương pháp phẫu thuật LASIK, LASEK, PRK, CK. Bên cạnh đó, độ viễn thị cũng có thể được hạn chế bằng bổ sung dinh dưỡng và luyện tập mắt. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn sẽ có cho mình một đôi mắt khỏe và đẹp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *