Trẻ em là đối tượng hiếu động luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Các con chưa có đủ kiến thức để bảo vệ bản thân cộng thêm việc thường xuyên vui đùa chạy nhảy, nếu không được giữ gìn vệ sinh tay, mắt kỹ càng thì rất có thể sẽ mắc các bệnh lý gây hại cho mắt. Một trong số bệnh lý về mắt ở trẻ em phổ biến nhất chính là mọc chắp. Vậy chắp mắt trẻ em gây hại như thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Chắp mắt trẻ em và những điều cần biết
1. Chắp mắt là gì?
Chắp thực tế là một khối u ở mi mắt, xuất hiện khi mi mắt gặp tình trạng bít tắc, nhiễm khuẩn gây sưng phù. Các nốt chắp có thể xuất hiện ở cả mi trên và mi dưới trong vòng vài tuần hoặc khoảng vài tháng. Chắp và lẹo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Khác với chắp, lẹo xảy ra khi chân lông mi bị vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm. Trong khi đó, chắp là sự tắc nghẽn của tuyến meibomius gây sưng viêm. Phân biệt được 2 bệnh lý này, xác định được tác nhân gây bệnh mới có hướng điều trị chính xác.
Hình ảnh mắt mọc chắp mi dưới.
2. Chắp mắt trẻ em có ảnh hưởng thị lực không?
Chắp mắt không phải bệnh truyền nhiễm như viêm kết mạc, viêm giác mạc và khối chắp sẽ không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ khi kích thước còn nhỏ. Nếu khối chắp lớn dần sẽ gây áp lực lên mắt và ít nhiều ảnh hưởng đến thị lực và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Chắp xuất hiện trong mi mắt khiến trẻ gặp khó chịu, thường xuyên dụi mắt khiến tình trạng nặng thêm. Nếu trẻ mắc đa chắp thì cảm giác khó chịu này còn nhiều hơn gấp bội do nốt chắp là nốt không mềm. Do đó, dù không gây ảnh hưởng quá lớn đến thị lực thì bố mẹ cũng cần đưa con đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời nốt chắp. Bởi vì nếu chậm trễ, nốt chắp hoàn toàn có thể biến chứng, nhiễm trùng gây đau đớn, trường hợp xấu nhất là hỏng mắt.
3. Dấu hiệu trẻ em bị lên chắp
Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh chắp mắt trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý như:
– Sưng, đau, khó chịu ở một số vị trí. Đây chính là vị trí nốt chắp tiếp xúc với giác mạc gây khó chịu
– Có thể nhìn bằng mắt thường nốt chắp trên mi mắt trẻ nhỏ sưng to, tròn gây cộm mi mắt trẻ
Tìm hiểu thêm: Thủy Tinh Thể Nhân Tạo Và Ứng Dụng Trong Mổ Phaco
Trẻ em rất dễ mọc chắp mắt và tái lại nhiều lần.
Dấu hiệu chắp mắt trẻ em dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với lên lẹo. Nhiều người còn chủ quan và tự tìm cách chữa trị tại nhà hoặc chờ cho nốt chắp tự lặn. Nhưng chắp là bệnh lý do bít tắc tuyến nhờn mi mắt, nếu không được can thiệp kịp thời và khoa học, tình trạng bít tắc không được giải quyết sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường trước. Chưa kể việc để nốt chắp phát triển, sưng to còn ảnh hưởng đến việc học của trẻ tại trường lớp. Nhiều trẻ còn có thể thấy tự ti do có sự xuất hiện của nốt chắp. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để điều trị, đặc biệt là trẻ nhỏ.
4. Điều trị chắp mắt cho các bé như thế nào
Nốt chắp có thể tự biến mất nhưng với điều kiện bố mẹ cần theo dõi quá trình này cùng bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giúp mắt con được thư giãn, thoải mái, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh:
– Chườm ấm giúp mắt thư giãn
– Luôn đảm bảo giữ vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với mắt con
– Đảm bảo tay con luôn sạch, có thể kết hợp dặn dò trẻ cùng thực hiện nếu trẻ đã lớn
– Xin ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ cho trẻ
– Cùng con nghe nhạc, vận động,… để giúp con thoải mái tạm thời quên đi nốt chắp vướng víu
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây thoái hóa hoàng điểm ở người trẻ
Các con nên được điều trị bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp bố mẹ đã thực hiện tốt các biện pháp khi nốt chắp ở giai đoạn sớm mà nốt chắp không tự biến mất, bố mẹ nên tiếp tục đưa con tới gặp bác sĩ để có phương án can thiệp sâu hơn giúp loại bỏ nốt chắp sớm:
– Tiêm thuốc (steroid) ngăn chặn tình trạng viêm và làm khối u chắp biến mất nhanh. Có thể cần nhiều hơn 1 mũi nếu tình trạng của trẻ nặng hơn.
– Phẫu thuật: tuy đem đến hiệu quả tức thì, loại bỏ nốt chắp ngay lập tức nhưng đây không phải là phương pháp được khuyến khích thực hiện với nhiều đối tượng. Việc thực hiện can thiệp phẫu thuật, rạch, chích nốt chắp cần đảm bảo yếu tốt an toàn cho trẻ nhỏ. Chích chắp mắt trẻ em chỉ được thực hiện khi trẻ đã đến tuổi đi học, tình trạng thể chất phù hợp qua đánh giá của bác sĩ. Khi trẻ lớn, chịu ngồi yên thì bác sĩ tiến hành bằng cách gây tê.
Dù điều trị bằng cách nào thì trẻ vẫn có nguy cơ tái phát chắp mắt không những 1 mà là nhiều lần và ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là 1 hoặc nhiều nốt lẹo. Bởi mắt còn hoạt động là còn đối mặt với nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt nếu không đảm bảo vệ sinh thì tần suất tái phát là rất nhiều. Bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ con.
5. Phòng ngừa mắt lên chắp
– Thực hiện vệ sinh mắt, có chế độ rửa mi hàng ngày để bảo vệ mắt khỏi các nguy cơ. Đặc biệt cần chú ý khi trang điểm mắt. Có thể sử dụng dầu hoặc nước tẩy trang chuyên dụng để vệ sinh mi mắt tốt hơn. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về việc rửa mi mắt.
– Bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng cho con, giúp con tăng đề kháng tránh khỏi nguy cơ bị viêm nhiễm.
– Hiện tại không có thuốc hay bất cứ phương pháp nào phòng ngừa tuyệt đối bệnh chắp mắt trẻ em. Điều bố mẹ nên làm là giữ vệ sinh mi mắt cho con, chú ý đến các biểu hiện bất thường và đưa con đi khám kịp thời.
Bố mẹ hãy là người tạo lá chắn bảo vệ con bằng việc chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn. Khi con có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để điều trị và tuyệt đối không tự ý chữa trị: đắp lá, nặn nốt chắp,… tại nhà. Bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI để bảo vệ con yêu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.