Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị

Bệnh động kinh (co giật kinh phong) cần được chăm sóc và điều trị phù hợp, kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Nguyên nhân, triệu chứng giật kinh phong và phương pháp cải thiện sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị

1. Một số thông tin tổng quan về bệnh co giật kinh phong

Động kinh hay còn có tên gọi dân gian là phong xù, kinh phong, kinh giật. Đây là một bệnh lý của não bộ, do các tế bào thần kinh vỏ não rối loạn kịch phát và tăng đồng bộ. Với đặc điểm các cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về:

– Vận động

– Tâm thần

– Cảm giác

– Giác quan

– Thần kinh thực vật

– Ý thức

Bệnh co giật kinh phong có thể gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ, nếu người bệnh là trẻ em, việc điều trị không phù hợp sẽ gây trở ngại đến việc học tập, phát triển sau này. Về lâu dài, người bệnh có thể trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Nếu phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh có thể cải thiện, ổn định lâu dài. Điều quan trọng là cần tuân thủ phác đồ, thực hiện điều trị càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân gây bệnh giật kinh phong, bạn đã biết?

2.1. Co giật kinh phong ở trẻ nhỏ

Một số nguyên nhân gây giật kinh phong thường gặp như sau:

– Bại não

– Viêm não

– Viêm màng não

– Tổn thương cấu trúc trong sọ

– Bệnh chuyển hóa

– Ngộ độc (thuốc, chì, chất độc khác, …)

– Bệnh di truyền

– Chấn thương

– Giật kinh phong nguyên phát (không rõ nguyên nhân)

2.2. Co giật kinh phong ở người lớn

– Do chấn thương

– Do khối u

– Chảy máu

– Dị dạng mạch máu

– Bệnh mạch máu não

– Bệnh bẩm sinh

– Nhiễm độc rượu

– Thuốc tâm thần

– Lạm dụng thuốc

2.3. Co giật kinh phong ở người già

– Do ung thư di căn

– U não

– Các rối loạn tuần hoàn não

3. Triệu chứng giật kinh phong phổ biến

Triệu chứng giật kinh phong rất đa dạng, bệnh được chia thành 2 dạng chính:

– Giật kinh phong cục bộ

– Giật kinh phong toàn thể

Ở mỗi dạng bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau khi lên cơn giật kinh phong.

3.1. Triệu chứng giật kinh phong cục bộ

Những cơn giật kinh phong cục bộ xuất hiện khi một phần trong não hoạt động bất thường. Vì vậy, những biểu hiện của bệnh cũng chỉ xảy ra ở một số bộ phận trên cơ thể. Trong giật kinh phong cục bộ lại chia thành 2 dạng gồm giật kinh phong cục bộ đơn giản và giật kinh phong cục bộ phức tạp.

Giật kinh phong cục bộ đơn giản

– Co cứng hoặc co giật một phần, một số bộ phận trên cơ thể

– Thị giác, khứu giác bất thường

– Tâm trạng lo lắng, sợ sệt

– Chóng mặt, bụng khó chịu

Co giật kinh phong cục bộ phức tạp

– Mất nhận thức, không biết mọi việc đang xảy ra

– Nhìn chằm chằm vào một điểm

– Mặt đờ đẫn

– Thực hiện hành vi vô nghĩa như xoa tay, xoa đầu, nhảy múa, …

– Khi cơn co giật kinh phong qua đi, người bệnh không nhớ những gì đã xảy ra

Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị

Mất nhận thức về thời gian, không gian là triệu chứng phổ biến của giật kinh phong

3.2. Triệu chứng giật kinh phong toàn thể

Những cơn giật kinh phong toàn thể xuất hiện khi hoạt động phóng điện trong não xảy ra nhiều làm ảnh hưởng đến toàn thể não bộ. Hai dạng giật kinh phong toàn thể phổ biến gồm:

– Cơn vắng ý thức

– Cơn co cứng (co giật toàn thể)

Cơn co cứng, co giật toàn thể

– Mất dần ý thức, mất thăng bằng, ngã xuống

– Kêu, la hét

– Cơn co giật thật sự xuất hiện

– Không thể kiểm soát được tay chân do các cơ rung giật

– Cơn co giật kinh phong thường xảy ra trong vài phút hoặc lâu hơn

– Có thể kèm tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát, sùi bọt mép

Tìm hiểu thêm: Huyết áp cao và triệu chứng kẻ giết người thầm lặng

Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị

Cơn co giật khiến người bệnh dễ té ngã, tai nạn vô cùng nguy hiểm

Cơn vắng ý thức

Dạng giật kinh phong này phổ biến ở trẻ nhỏ, hiếm gặp ở người lớn.

– Mất ý thức về mọi thứ trong khoảng 5-20 giây

– Nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt liên tục

– Đánh rơi đồ đang cầm, nắm

– Khi xuất hiện những triệu chứng này, trẻ thường mất tập trung, khó ghi nhớ nên kết quả học tập sa sút.

Hội chứng West

Là một dạng giật kinh phong toàn thể thường gặp ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 3 đến 8 tháng, sau đó tạm biến mất và chuyển sang dạng co giật khác khi trẻ lên 4 tuổi. Nguyên nhân thường là do:

– Vấn đề về gen

– Rối loạn chuyển hóa

– Ngạt khi sinh

– Nhiễm trùng não

Dạng co giật này đặc biệt nguy hiểm vì gây ra tình trạng chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Một số biểu hiện đáng chú ý của bệnh như sau:

– Đầu trẻ gật mạnh xuống

– Toàn bộ cơ thể uốn cong, ngả về phía trước

– Tay và chân trẻ co gập lên

– Cơn co giật kinh phong kéo dài 2 giây rồi dừng lại, sau đó cơn co thắt diễn ra liên tục

4. Phương pháp điều trị bệnh giật kinh phong

Hiện nay, bệnh giật kinh phong được điều trị phổ biến bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc điều trị căn bệnh này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Bởi vậy, người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm biểu hiện bất thường để thăm khám, điều trị kịp thời.

4.1. Bằng thuốc

Hầu hết khi mới bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cho người bệnh. Mục đích các loại thuốc điều trị là hạn chế tối đa cơn co giật, ngăn ngừa biến chứng từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Tùy vào triệu chứng và thể trạng từng người, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các loại thuốc với nhau. Lưu ý, người bệnh cần uống đủ liều lượng trong đơn để phát huy tối đa tác dụng.

Trong lúc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể đối mặt với một số tác dụng phụ như sau:

– Chóng mặt

– Mệt mỏi

– Tăng cân

– Trầm cảm

– Viêm một số cơ quan

Tìm hiểu triệu chứng giật kinh phong và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Các biến chứng của bệnh hẹp van 2 lá

Điều trị bằng thuốc được chứng minh đem lại hiệu quả cho người bệnh giật kinh phong

4.2. Phẫu thuật

Nếu người bệnh đã uống thuốc một thời gian nhưng không thể kiểm soát được cơn co giật, phẫu thuật sẽ là phương pháp được cân nhắc.

Co giật kinh phong là bệnh lý nguy hiểm, tác động trực tiếp đến việc sinh hoạt, học tập, làm việc của người bệnh. Hiện nay, nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh, ngăn ngừa cơn co giật. Tuy nhiên, các phương pháp truyền miệng này chưa được chứng minh kết quả cũng như độ tin cậy. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp, an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *