Việc bỏ lỡ thời gian vàng đột quỵ để cấp cứu người bệnh có thể cướp đi sinh mạng hoặc tăng tỷ lệ tàn phế. Cùng tìm hiểu thời gian vàng trong đột quỵ và những việc nên làm sau khi bị đột quỵ.
Bạn đang đọc: Lưu ý thời gian vàng đột quỵ để cấp cứu người bệnh
1. Cảnh báo các dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý
Một số dấu hiệu đột quỵ mà chúng ta cần biết để xử trí kịp thời như sau:
– Đột nhiên cảm thấy tê bì, yếu liệt nửa người (một bên mặt hoặc một bên tay chân).
– Đột ngột khó nói, nói ngọng, nói không rõ chữ.
– Đột ngột hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, khó cầm nắm.
– Đột ngột suy yếu thị lực, nhìn mờ một hoặc cả hai mắt.
– Đột ngột đau đầu dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm
Đột ngột đau đầu, nhìn mờ là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt lưu tâm
2. Lưu ý thời gian vàng đột quỵ để đảm bảo an toàn cho người bệnh
2.1. Thời gian vàng đột quỵ để cấp cứu
Khi đột quỵ xảy ra, khối máu tụ trong não gây ra phản ứng viêm, sản sinh hóa chất trung gian khiến các tế bào não xung quanh tổn thương.
– 0-4 giờ đầu sau đột quỵ, phản ứng viêm hình thành, sinh ra độc tố và làm tổn thương tế bào não.
– Sau 4-7 giờ, hàng rào máu não bị tổn thương kích thích sản sinh ra nhiều độc tố hơn. Lúc đó, vùng não xung quanh khối máu tụ bắt đầu phù nề, thoái hóa não nhiều hơn ban đầu.
Loại bỏ khối máu tụ cần được thực hiện sớm nhất có thể. Nếu không loại bỏ kịp thời, não phải trải qua quá trình phân hủy tế bào nhanh chóng, ảnh hưởng đến các vùng não lân cận, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Theo Hội Đột quỵ Thế giới, việc loại bỏ khối máu tụ cho người bệnh đột quỵ xuất huyết não tốt nhất nên thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên xuất hiện. Giờ vàng cấp cứu là trong 8 giờ đầu, càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp người bệnh đột quỵ nhồi máu não, giờ vàng cấp cứu trong 3-4,5 giờ đầu, có thể kéo dài từ 6-24 giờ tùy vào tình trạng từng người và phương pháp can thiệp.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ bao gồm liệt tay chân, méo mặt, méo miệng, nói ngọng, đau đầu dữ dội, … nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
Cấp cứu người bệnh đột quỵ cần được thực hiện sớm, đúng quy trình để đảm bảo an toàn
2.2. Tầm quan trọng của cấp cứu trong thời gian vàng đột quỵ
Cấp cứu trong thời gian vàng đột quỵ giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh bởi 1 phút trôi qua có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Các biện pháp can thiệp, điều trị đột quỵ cũng cần được áp dụng trong khung giờ vàng để phát huy tối đa tác dụng.
Có thể thấy rằng, cấp cứu đột quỵ trong khung giờ vàng vô cùng quan trọng. Ngoài việc cứu sống người bệnh đồng thời hạn chế tối đa biến chứng do bệnh gây ra như:
– Yếu liệt nửa người
– Lú lẫn, suy giảm trí nhớ
– Xẹp phổi
– Mất khả năng vận động
Chuyên gia cảnh báo một số yếu tố khiến người bệnh không được cấp cứu nhanh chóng trong giờ vàng bao gồm:
– Người bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc những người xung quanh bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo vì cho rằng chỉ là mệt mỏi, trúng gió thông thường, … nên không đưa đến cơ sở y tế sớm.
– Người thân không có kiến thức để sơ cứu an toàn, thực hiện các mẹo dân gian như cạo gió, chích máu ở các đầu ngón tay, … khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
– Quãng đường di chuyển đến cơ sở y tế quá xa làm bỏ lỡ thời gian vàng trong đột quỵ.
– Một số cơ sở y tế chưa có đủ trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị đột quỵ cấp.
3. Khắc phục hậu quả sau tai biến bằng cách nào?
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong ngày càng gia tăng. Đi cùng với đó, chi phí điều trị và phục hồi sau đột quỵ là rất lớn. Không những vậy, tỷ lệ tái phát bệnh rất cao. Trong năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 30%, 5 năm tiếp theo tỷ lệ rơi vào khoảng 25-30% và lần tái phát sau thường nặng hơn, khó điều trị hơn. Vì vậy, việc dự phòng đột quỵ vô cùng quan trọng, ai cũng nên thực hiện sớm:
3.1. Xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học
Một chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất, cân bằng nhóm chất sẽ nâng cao sức khỏe mỗi người, cụ thể:
– Hạn chế sử dụng chất béo xấu nhất là mỡ động vật
– Tránh lạm dụng chất kích thích bao gồm rượu, bia, cà phê, thuốc lá, …
– Giảm lượng muối, đường trong các bữa ăn hàng ngày
– Ăn tăng lượng rau xanh, hoa quả tươi, giàu chất xơ
– Tăng cường vận động, tập thể dục với các bài tập vừa sức, tần suất phù hợp
3.2. Điều trị bệnh lý liên quan
Bạn nên kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bao gồm:
– Tăng huyết áp
– Tiểu đường
– Rối loạn mỡ máu
– Bệnh tim mạch
– Bệnh mạch máu não
Người có một hoặc nhiều yếu tố trên cần thăm khám và điều trị tích cực bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong đó quan trọng nhất là kiểm soát huyết áp, đường huyết, giảm mỡ máu, hạn chế stress sẽ giảm nguy cơ đột quỵ.
3.3. Kiểm tra sức khỏe định kì và tầm soát nguy cơ đột quỵ
Người thuộc nhóm nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm, đặc biệt là người cao tuổi, người cao huyết áp, người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu và xơ vữa động mạch. Qua việc tầm soát các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý kịp thời để góp phần ngăn ngừa bệnh xảy ra. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn cũng như khả năng có thể xảy ra đột quỵ để tư vấn chế độ sinh hoạt, luyện tập cũng như sử dụng thuốc phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim và cách chữa trị và các ca tử vong do bệnh tim
Thăm khám định kỳ để phát hiện, điều trị các yếu tố nguy cơ từ đó điều trị dự phòng và đột quỵ
Trên đây là một số thông tin về bệnh đột quỵ mà tất cả mọi người cần lưu ý. Chuyên gia cảnh báo đột quỵ là bệnh lý diễn tiến âm thầm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm. Vì vậy, mỗi người nên nâng cao nhận thức về bệnh, quan tâm đến sức khỏe để có hướng xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.