Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận biết triệu chứng trước khi đột quỵ để có biện pháp dự phòng hiệu quả.
Bạn đang đọc: Triệu chứng trước khi đột quỵ xảy ra cần lưu ý
1. Tìm hiểu các triệu chứng trước khi đột quỵ
Đột quỵ não là tình trạng não bộ tổn thương nghiêm trọng do nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn khiến não thiếu oxy, dinh dưỡng nên không đủ nuôi các tế bào. Trong vài phút não không được cung cấp lượng máu cần thiết, tế bào não bắt đầu chết dần. Khi đó, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Một số triệu chứng trước khi đột quỵ xảy ra mà ai cũng cần biết, bao gồm:
1.1. Triệu chứng trước khi đột quỵ là cơ thể mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước khoảng 1 tuần không thể bỏ qua là cơ thể mệt mỏi. Khi sắp bị đột quỵ, cơ thể có sự thay đổi, các cơn mệt mỏi thường xuyên xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
Điều đáng chú ý, dù người bệnh đã cố nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn không hồi phục như bình thường. Đặc biệt, sự mệt mỏi tăng dần lên khi đi lại hoặc vận động mạnh, khi gắng sức.
1.2. Đau thắt tức ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng cảnh báo đột quỵ thường gặp, diễn ra trước khoảng 5-6 ngày. Theo một số thống kê, 70% trường hợp bị đột quỵ gặp phải dấu hiệu này. Người bệnh cảm giác tức ngực, ngực bị đè nặng, cảm giác nóng rát, đau nhức ngực.
Các cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong ngày, ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Ngay khi có triệu chứng này, nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng, xử lý kịp thời.
Đau tức ngực cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có căn bệnh đột quỵ não nguy hiểm
1.3. Chân tay phù nề, luôn trong trạng thái thiếu ngủ
Nếu như luôn cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã ngủ đủ giấc, ngủ nhiều thì cần phải cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng đột quỵ. Nguyên nhân là do khi đột quỵ sắp diễn ra, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, suy nhược và khó tránh khỏi uể oải, thiếu ngủ.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ còn do tim gặp hạn chế khi bơm máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Hơn nữa, một số tĩnh mạch ở mắt cá chân, bàn chân thiếu máu bị sưng lên, dẫn đến phình giãn tĩnh mạch, gây ra triệu chứng chân tay phù nề. Lúc này, nhiều khả năng đột quỵ đã đến rất gần kề. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt.
1.4. Triệu chứng trước khi đột quỵ – đầu óc choáng váng, quay cuồng
Một trong những triệu chứng khi sắp đột quỵ khá phổ biến chính là đầu óc bị choáng váng, quay cuồng. Nguyên nhân là do tim yếu đi khiến hệ thống tuần hoàn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Do đó, khi cơ thể xuất hiện cảm giác hoa mắt chóng mặt, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ não.
Tìm hiểu thêm: Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ
Đau đầu, chóng mặt, ù tai là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không nên bỏ qua
1.5. Khó thở, hơi thở không đều
Triệu chứng khó thở, thở gấp, thở đứt quãng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra. Thông thường, tim và phổi phối hợp nhịp nhàng, co bóp giúp chúng ta thở đều đặn theo nhịp. Tuy nhiên, khi tim suy yếu và phổi không nhận đủ oxy sẽ gây ra tình trạng khó thở.
1.6. Dễ bị đau ốm, cảm lạnh
Cơ thể dễ bị cảm lạnh hay đau ốm tưởng chừng như dấu hiệu bình thường của cơ thể nhưng chúng ta không nên chủ quan vì đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Cảm lạnh xảy ra là do cơ thể bị cảm lạnh do tim yếu đi dẫn đến máu rò rỉ vào phổi. Nếu người bệnh ho nhiều kèm đờm màu hồng nhạt thì khả năng cao máu đã tràn vào phổi, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
Trên đây là các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ, ngay khi các triệu chứng này xuất hiện cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị dự phòng.
2. Những việc cần làm ngay khi có dấu hiệu đột quỵ
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các việc làm sau đây:
– Đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị chính xác
Đây là điều cần thực hiện sớm vì sẽ tránh để lại các di chứng nặng nề, bảo vệ tính mạng người bệnh.
– Tiến hành cấp cứu và sơ cứu kịp thời, đúng cách
Các biểu hiện trước đột quỵ thường diễn ra nhanh khiến người bệnh chủ quan, bỏ lỡ. Triệu chứng cụ thể hơn xảy ra khi mạch máu não đã vỡ ra. Vì thế, việc trang bị kiến thức để sơ cứu kịp thời, đúng cách giúp hạn chế biến chứng, tăng khả năng hồi phục cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Suy tim sung huyết: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh ngay khi triệu chứng cảnh báo xuất hiện
3. Những việc làm đối tượng nguy cơ cao cần lưu ý
3.1. Đối với người chưa từng bị đột quỵ nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao
Điều cần làm là nên điều trị dự phòng từ sớm. Những điều mà người bệnh nên làm bao gồm:
– Tuân thủ điều trị của bác sĩ
– Cai thuốc lá, rượu
– Kiểm soát bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường
3.2. Đối với người đã từng đột quỵ
Bạn phải tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau khi hồi phục, người bệnh đột quỵ nên:
– Uống thuốc theo đơn
– Sinh hoạt, ăn uống điều độ
– Tham gia tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, vận động
– Tái khám định kỳ
3.3. Đối với người lớn tuổi
– Ăn ít muối, ít dầu mỡ, ít đường
– Thăm khám sức khỏe định kỳ và chú ý các triệu chứng bất thường
– Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
3.4. Với người trẻ tuổi
Dù không phải là nhóm đối tượng phổ biến nhưng người trẻ cũng không nên loại trừ nguy cơ bị đột quỵ. Nguyên nhân là do căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Những điều mà người trẻ nên làm để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh nguy hiểm này như sau:
– Sinh hoạt khoa học
– Ăn uống đầy đủ, tránh ăn nhiều thức ăn nhanh và đồ đóng hộp
– Không làm việc quá sức
– Tránh thức khuya
– Tăng cường vận động, tránh ngồi lâu một chỗ
Ngoài ra, mỗi người nên chủ động tầm soát nguy cơ định kỳ từ 1 đến 2 lần mỗi năm. Việc thực hiện tầm soát giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ, bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp để ngăn ngừa bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.