Đeo kính ortho k dành cho người cận thị sao cho đúng là vấn đề mà nhiều người mắc phải tật khúc xạ này quan tâm. Kính ortho K (hay Orthokeratology) là loại kính áp tròng rất đặc biệt mà người bị tật khúc xạ sẽ đeo vào ban đêm, giúp cho giác mạc của người bệnh tạm thời được định hình vào đêm, độ cận thị sẽ tạm thời được khử đi để sáng hôm sau người bệnh không cần phải phụ thuộc vào kính.
Bạn đang đọc: Cách đeo kính ortho k đúng cho người bị cận thị
Kính áp tròng ban đêm ortho K không giống với đeo kính truyền thống hoặc phương pháp điều trị cận thị Lasik vì không gây vướng, vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho người dùng. Thời gian đeo kính vào ban đêm từ 6- 8 tiếng mỗi ngày, có thể đeo vào lúc ngủ để không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường ngày của người đeo.
1.Kính ortho K là gì và hoạt động thế nào?
1.1. Kính ortho k là gì?
Kính ortho K hay còn gọi Orthokeratology là một loại kính áp tròng đặc biệt được đeo vào ban đêm để điều trị tật khúc xạ thông qua việc định hình lại giác mạc một cách tạm thời, làm mất độ cận thị mà không cần dùng kính đeo theo kiểu truyền thống. Chỉ cần đeo kính áp tròng ban đêm từ 6 đến 8 tiếng có thế giúp mắt nhìn rõ vào ngày hôm sau.
Đeo kính orthor K là phương pháp khá ưu việt
Những ưu điểm của kính áp tròng ortho K:
– Dùng được cho mọi đối tượng
– Điều trị an toàn, không gây đau đớn, không xâm lấn do không phải phẫu thuật
– Nếu không có nhu cầu sử dụng hoàn toàn có thể ngừng dùng bất cứ lúc nào
– Chất liệu của kính áp tròng có tính thấm khí tốt, hạn chế tối ưu sự ảnh hưởng của khí đến giác mạc của người đeo
– Trong thời gian đeo kính có thể kiểm soát việc tăng độ cận loạn, đặc biệt là đối tượng học sinh
– Hạn chế tình trạng mắt bị lồi, bị dại, vấn đề thường thấy khi đeo kính cận thông thường
Khác với các loại kính đeo truyền thống, nguyên tắc của kính ortho K là làm thay đổi hình dạng của giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ chính xác ở võng mạc. Giác mạc có cấu trúc hình vòm bao đằng trước mắt dưới dạng trong suốt, chiếm hơn 2/3 công suất hội tụ của mắt.
Kính ortho K có chất liệu cứng và thấm khí nên có khả năng vừa cho oxy đi qua mắt, vừa định hình lại giác mạc để đôi mắt người dùng luôn khỏe mạnh.
1.2. Những người nào có thể đeo kính ortho k?
Những người có thể đeo kính ortho k bao gồm:
– Những người cận thị từ -0.75D tới -10.0D
– Những người bị loạn thị nhưng không cận quá 1/2 độ
– Những đối tượng mắc bệnh lý giác mạc chóp
– Những người có nhu cầu nhìn nhiều vào ban ngày mà không muốn đeo kính do vướng víu hoặc không muốn phẫu thuật Lasik
Những đối tượng không thể điều trị bằng kính ortho K
– Bán cầu trước nhãn cầu bị viêm nhiễm
– Những người bị bệnh khô mắt
– Những người có mắt bị nhạy cảm, dễ kích ứng, dị ứng…
Phương pháp điều trị cận thị bằng kính ortho K đã chứng minh được hiệu quả và sự an toàn đối với nhiều người sử dụng. Những chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng phương pháp này dành cho trẻ em để kiểm soát mức độ cận ở trẻ.
1.3. Kính ortho K hoạt động như thế nào?
Giác mạc là một bộ phận của mắt có hình vòm và trong suốt ở phía trước nhãn cầu, có chức năng hội tụ ánh sáng, giúp ánh sáng đi xuyên qua và tập trung ở võng mạc, là vùng phía sau mắt. Đây là một bộ phận rất quan trọng giúp mắt có thể ghi nhận được hình ảnh và truyền tải đến não. Kính ortho K hoạt động làm cho hình dạng của giác mạc thay đổi khiến cho ánh sáng đi qua bị thay đổi để có thể tập trung vào đúng điểm tại võng mạc.
Tìm hiểu thêm: Giác mạc bị trầy xước và cách xử trí
Đeo kính vào ban đêm và tháo ra ban ngày
Bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng giác mạc kế để đo các thông số của bề mặt giác mạc và chụp hình bản đồ mắt. Sau đó sẽ có một thiết kế riêng biệt dành cho mắt của người bệnh, không có thiết kế của ai giống ai vì mỗi người sẽ có những thông số khác nhau về đường cong của giác mạc.
Kính ortho K được đeo vào buổi tối và tháo ra vào buổi sáng. Sau thời gian đeo giác mạc đã được định hình tạm thời nên khi tháo ra sẽ vẫn có khả năng nhìn rõ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu kính không được dùng vào ban đêm thì đến sáng hôm sau sẽ không có tác dụng. Vì vậy việc đeo kính là việc cố định được làm hàng ngày thì mới có thể mang đến hiệu quả.
1.4. Đeo kính ortho k có an toàn hay không?
Tuy kính ortho K không xâm lấn mắt nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm giác mạc do vi khuẩn. Những đối tượng như trẻ em hoặc thanh thiếu niên chưa có nhiều ý thức về việc vệ sinh kính sau mỗi lần đeo nên thường gặp các vấn đề về viêm nhiễm. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần nhắc nhở và để ý các vấn đề liên quan đến vệ sinh mắt và mắt kính cho con em mình sao cho đúng với những chỉ định và lời khuyên được bác sĩ nhãn khoa đưa ra.
>>>>>Xem thêm: U bì kết giác mạc: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Nên đi khám mắt trước khi quyết định có sử dụng kính ortho K hay không
Các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn mắt khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng kính ortho K, người bệnh cần phải được thăm khám mắt và có sự tu vấn kĩ càng từ các chuyên gia.
2. Cách đeo ortho K đúng cho người bị cận
Cách đeo kính ortho k khá tương đồng với các loại kính áp tròng khác. Tuy nhiên, người đeo vẫn cần phải tuân theo những bước đeo kính sau đây để đảm bảo an toàn cho đôi mắt:
Hướng dẫn cách đeo kính vào ban đêm:
– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng và lau thật khô
– Bước 2: Nhỏ mắt bằng những loai thuốc được kê đơn
– Bước 3: Rửa kính bằng nước muối sinh lý chuyên dụng
– Bước 4: Kiểm tra bụi trên kính
– Bước 5: Đặt kính lên ngón trỏ và nhỏ thuốc nhỏ mắt và lòng trong của kính
– Bước 6: Nhìn thẳng vào gương, dùng ngón giữa tay đang cầm kính kéo mi dưới xuống và 3 ngón tay của bàn tay kia kéo mi trên lên rồi đặt nhẹ nhàng kính vào chính giữa lòng đen của mắt
– Bước 7: Thả hai mí ra, chớp nhẹ và kiểm tra lại vị trí chính xác của kính
– Bước 8: Đổ nước ngâm kính đi và để khô khay ngâm
Cần đeo kính 15 phút trước khi đi ngủ
Hướng dẫn tháo kính vào sáng hôm sau:
– Bước 1: Rửa tay sạch
– Bước 2: Nhỏ thuốc nhỏ mắt
– Bước 3: Nhỏ nước mắt nhân tạo
– Bước 4: Thực hiện động tác dùng tay y như khi đeo kính rồi dùng que lấy kính áp vào 2/3 lòng đen và nhẹ nhàng lấy kính ra
– Bước 5: Lấy kính khỏi que và ngâm vào nước ngâm kính trong khay ngâm rồi đậy nắp lại.
Lưu ý: để đúng thứ tự mắt trái mắt phải.
Khi sử dụng kính ortho K, người dùng cần lưu ý kỹ đến khâu vệ sinh mắt và kính để nâng cao hiệu quả điều trị và không để lại những biến chứng đáng tiếc do viêm nhiễm.
Trên đây là những thông tin về kính ortho K và cách đeo kính ortho k, hi vọng sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.