Giác mạc với đặc tính mỏng manh là phần dễ bị tổn thương nhất ở mắt. Nó chỉ cần bị tiếp xúc trực tiếp với bụi, đất, cát thậm chí là mép một tờ giấy cũng có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc. Giác mạc bị trầy gây ảnh hưởng đến thị lực người bệnh, trong một số trường hợp còn có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra loét giác mạc.
Bạn đang đọc: Giác mạc bị trầy xước và cách xử trí
1. Giác mạc bị trầy là như thế nào?
Giác mạc bị trầy xước có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn nếu không điều trị
Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt hoàn toàn, nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như lá chắn bảo vệ, kết hợp với thể thủy tinh và đồng tử để tập trung ánh sáng từ bên ngoài truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu. Những vật lạ dễ bay vào mắt như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ… có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc, gây tổn thương.
Giác mạc bị trầy hay còn gọi là trợt biểu mô giác mạc là cụm từ để chỉ sự xuất hiện của vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật nào dó gây ra khiến mắt bị tổn thương và thị lực bị ảnh hưởng theo. Nếu không được điều trị đúng cách và sớm, bệnh có thể gây loét giác mạc hoặc làm tổn thương giác mạc vĩnh viễn.
2. Các tác nhân khiến giác mạc bị trầy
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị trầy xước giác mạc. Dị vật bay hoặc bám vào mắt gần như là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra trợt giác mạc. Những dị vật nhỏ đó có thể bám tại mí mắt, qua những hoạt đôạn chớp mắt, vô tình dụi mắt cũng có thể cọ xát và tạo nên vết trầy ở giác mạc. Trầy xước giác mạc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ độ tuổi nào và trong mọi hoạt động thường ngày như:
– Tiếp xúc lâu, trực tiếp với khói thuốc lá.
– Đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc đeo kính áp tròng sai cách.
– Chà xát, dụi mắt mạnh.
– Tiếp xúc trực tiếp mắt với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
– Các chấn thương trực tiếp ảnh hưởng đến mắt do bị dị vật tác động như: cọ trang điểm, thú cưng, móng tay, khi tập thể thao,…
Đặc biệt hiện tượng khô mắt tiềm ẩn nguy cơ trầy xước giác mạc rất cao, nhất là khi thức dậy sau giấc ngủ. Mi mắt dính với giác mạc do thiếu độ ẩm khi ngủ suốt nhiều giờ đồng hồ nên khi thức dậy và mở mắt, mi mắt cọ xát trên bề mặt khô khiến giac mạc bị trầy xước.
3. Làm sao để biết mình bị trợt giác mạc?
Giác mạc là một trong những bộ phận cực kì nhạy cảm của cơ thể. Chỉ cần một tổn thương rất nhỏ cũng có thể gây khó chịu và cực kỳ đau đớn. Trầy giac mạc hoặc trợt biểu mô giác mạc là tình trạng tổn thương trực tiếp đến bề mặt giác mạc nên cũng không phải ngoại lệ. Cảm giác đầu tiên tại vùng mắt của người bệnh sẽ thường là rát, cay mắt và crm giác cộm như có bụi bay vào mắt, đi kèm với đó là một loạt những triệu chứng như:
– Mắt đỏ
– Chảy nước mắt
Tìm hiểu thêm: Cắt kính cận nam không thể bỏ qua những điều này
Khi giác mạc bị trầy, người bệnh thường cay và chảy nhiều nước mắt
– Nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ bị chói mắt khi ở ngoài trời
– Đau đầu, nhức đầu khi cố gắng nhìn, quan sát
– Nhìn mờ tại mắt bị tổn thương như có một màng nước trước mắt
– Khó mở mắt khi ngủ dậy hoặc chớp mắt nhiều vì có thể cho càm giác cay xè mắt
Đôi khi, trầy xước giác mạc có thể đem lại cảm giác khó chịu đến mức gây ra cảm giác buồn nôn.
Nếu bạn nhận thấy mình đang có những triệu chứng như trên và nghi ngờ giác mạc bị trầy, hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng trầy xước nặng nề hơn, dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thị lực.
4. Khi nghi ngờ giác mạc bị trầy nên làm gì?
4.1 Xử trí khi giác mạc bị trầy
Nếu bạn có cùng lúc nhiều dấu hiệu bên trên hoặc bị chấn thương, dị vật trong mắt thì đừng vội hoảng hốt mà nên thực hiện:
– Nhỏ nước nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý 0,9% vào mắt khó chịu để dị vật (nếu có) trôi ra.
– Rửa mắt bằng nước sạch: Xối rửa mắt với nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Người bệnh chỉ cần dùng cốc rửa mắt hoặc cốc thuỷ tinh nhỏ, rửa sạch, đặt mép cốc tì vào xương hốc mắt, chớp mắt trong nước để rửa trôi bụi bẩn, dị vật nhỏ.
– Nhờ người kiểm tra mi mắt giúp xem có dị vật trong mắt không. Nếu thấy có thể lấy được thì lấy ra bằng vật dụng sạch và mềm như tăm bông, khăn giấy, không nên thổi vào mắt để dị vật rơi ra vì dễ gây nhiễm trùng Đặc biệt chỉ nên tự thực hiện khi dị vật nằm ở lòng trắng của mắt.
Sau đó người bệnh cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa mắt sớm để được điều trị. Nếu dị vật lớn, cắm thẳng vào giác mạc hoặc cầu mắt, người bệnh bắt buộc phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt ngay lạp tức.
4.2 Những hành động nên tránh khi giác mạc bị trầy
Nếu nghi ngờ hoặc xác định mình bị tổn thương giác mạc, người bệnh cần chú ý tránh xa những động tác sau vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng:
– Không tư ý cố lấy dị vật đã cắm vào nhãn cầu. Nhất là những dị vật lớn càng không nên tự rút ra nếu không có thể khiến vết thương lớn hơn nữa.
– Không dụi mắt, chớp mắt quá nhiều sau khi bị thương
– Không đụng vào nhãn cầu bằng các vật dụng thô, cứng như gạc bông, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào khác tương tự.
5. Phòng tránh nguy cơ giác mạc bị trầy xước
Vì chỉ một hạt bụi rất nhỏ thôi cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gây trầy xước giác mạc nếu không được loại bỏ. Do đó, một số đối tượng thuộc nhóm dưới đây rất có khả năng bị trợt biểu mô giác mạc:
– Người thường xuyên đeo kính áp tròng, lười nhỏ nước mắt nhân tạo khiến mắt bị khô.
– Làm việc nhiều trong môi trường khói bụi như xưởng gỗ, dệt may, nhân viên thi công, xây dựng… mà không mang kính bảo hộ.
– Sống ở địa điểm có nhiều cát hoặc bị ô nhiễm
– Hay chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng ném…
Nếu bị trầy xước giác mạc, người bệnh nên duy trì các thói quen sinh hoạt đúng đắn để quá trình điều trị trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn:
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để hết co giật mắt?
Khi điều trị thường kết hợp thuốc dạng mỡ và dạng nhỏ mắt
– Bôi thuốc mỡ và nhỏ thuốc đúng hướng dẫn, đồng thời bác sĩ có thể sẽ uống kháng sinh trong thời gian điều trị để ngăn ngừa viêm nhiễm.
– Thường xuyên có khoảng cho mắt nghỉ trong ngày, nhất là những người hay làm việc với máy tính, các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ.
– Luôn đeo kính bảo hộ trong quá trình lao động.
Với đội ngũ các chuyên gia hàng đầu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn là nơi tin tưởng của mọi khách hàng trong việc thăm khám các bệnh lý giác mạc cũng như các bệnh về mắt khác. Nếu nghi ngờ giác mạc bị trầy xước, hãy đến ngay TCI để được thăm khám và điều trị kíp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.