Trước khi cơn đột quỵ xuất hiện, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ lỡ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng đột quỵ nhẹ để có phương án xử trí kịp thời.
Bạn đang đọc: Triệu chứng đột quỵ nhẹ cần lưu ý theo dõi
1. Lý giải thế nào là đột quỵ nhẹ?
Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là thiếu máu não thoáng qua, là tình trạng máu tạm thời ngưng chảy về não bộ trong thời gian ngắn. Cơn đột quỵ nhẹ không làm chết các tế bào não như một cơn đột quỵ thực sự. Cơn đột quỵ nhẹ cũng gây ra các triệu chứng giống đột quỵ và có thể là cảnh báo một cơn đột quỵ thật sắp xảy ra.
Một số liệu cho thấy có tới 90% trường hợp thiếu máu não thoáng qua mất đi trong 4 giờ đồng hồ mà không gây ra tổn thương với cơ thể.
2. Chuyên gia cảnh báo các triệu chứng đột quỵ nhẹ
2.1. Triệu chứng đột quỵ nhẹ giống với đột quỵ thông thường
– Chóng mặt, mất thăng bằng, dẫn đến dễ té ngã
– Nói ngọng, nói lắp, khó khăn khi biểu đạt suy nghĩ
– Khả năng nhìn suy giảm ở một mắt hoặc cả hai
– Mặt méo, miệng lệch, má xệ, tê liệt
– Tay chân bị tê yếu một bên, khó cử động, cầm nắm
– Đau đầu dữ dội, nghiêm trọng
Đau đầu, tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhẹ không nên bỏ qua
2.2. Nên làm gì khi triệu chứng đột quỵ nhẹ xuất hiện?
Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên hoặc nghi ngờ bản thân đang bị đột quỵ nhẹ, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám. Bạn không nên chủ quan với các triệu chứng này vì đây có thể là cảnh báo một cơn đột quỵ thật sắp diễn ra.
Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao, người bị đột quỵ nhẹ nên tầm soát nguy cơ đột quỵ. Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ nên thực hiện định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường, bệnh lý làm đột quỵ xảy ra. Hiện nay, Thu Cúc đang triển khai gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ với 3 cấp độ cơ bản – mở rộng – nâng cao. Nội dung danh mục tầm soát đầy đủ, được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
3. Cảnh báo nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơn đột quỵ nhẹ thường do sự tích tụ chất béo có chứa cholesterol trong động mạch hoặc trong các nhánh cung cấp oxy và dinh dưỡng tới não bộ.
Các mảng xơ vữa này có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự hình thành các cục máu đông. Một cục máu đông di chuyển qua các mạch máu hẹp bị tắc nghẽn, khiến quá trình máu lưu thông lên não tạm thời gián đoạn, dẫn đến đột quỵ nhẹ.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ nhẹ, trong đó chia thành 2 loại gồm yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
3.1. Yếu tố không thể kiểm soát
– Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ nhẹ nếu có người thân đã từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh mạn tính bao gồm tiểu đường, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, …
– Tuổi tác: tuổi tác càng cao, nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên.
– Giới tính: nam giới có nguy cơ bị TIA và đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
Nếu thuộc nhóm trên, bạn nên thay đổi lối sống, ăn uống điều độ và thăm khám sức khỏe thường xuyên để ngăn ngừa đột quỵ.
3.2. Yếu tố có thể kiểm soát
– Huyết áp cao
– Cholesterol cao
– Hút thuốc lá
– Béo phì
– Lười vận động
– Ăn quá nhiều chất béo, quá mặn
– Uống nhiều rượu
– Lối sống thiếu khoa học như thường xuyên thức khuya, stress kéo dài
Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện của bệnh mạch vành bạn cần biết
Nếu bị huyết áp cao, bạn nên chú ý kiểm soát và uống thuốc theo đơn của bác sĩ
4. Phương pháp ngăn ngừa đột quỵ diễn ra
4.1. Điều trị bệnh lý kèm theo
Nếu đang gặp một số vấn đề sức khỏe, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và tư vấn điều trị phù hợp, với mục tiêu cụ thể như sau:
– Kiểm soát cao huyết áp
– Hạ cholesterol
– Kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường
– Ngăn ngừa máu đông
– Phẫu thuật động mạch tắc nghẽn ở cổ
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, bạn nên tuân thủ liệu trình để ngăn ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe. Việc thăm khám giúp kiểm soát bệnh lý, phát hiện bất thường từ đó xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Từ đó, mỗi người có thể chủ động dự phòng đột quỵ xảy ra.
4.2. Các phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ khác
Chế độ dinh dưỡng
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ thường đến từ bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, … Do đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự hình thành của bệnh đột quỵ. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để ngăn ngừa đột quỵ:
– Ăn nhiều loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt
– Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng; hạn chế thịt đỏ
– Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, thức ăn nhanh
– Giảm ăn bánh kẹo, đồ ngọt, nước ngọt đóng chai
– Uống nhiều nước lọc, nước trái cây nguyên chất, sữa hạt
>>>>>Xem thêm: Bệnh xơ vữa mạch vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất ngăn ngừa đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
Vận động
Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Mỗi người nên dành ra 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, ít nhất 3-4 buổi/tuần.
Giữ ấm cơ thể
Thời tiết lạnh làm huyết áp tăng cao, tăng áp lực từ đó khiến mạch máu dễ vỡ. Vì vậy, bạn cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là người cao tuổi vào thời điểm giao mùa.
Kiểm tra sức khỏe, tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ
Kiểm tra sức khỏe sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ từ đó chủ động can thiệp sớm, ngăn ngừa đột quỵ.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu nên thăm khám thường xuyên để nắm bắt được tình trạng bệnh, điều trị phù hợp nhằm giảm thiểu khả năng dẫn đến đột quỵ.
Bài viết trên đây đã gửi đến các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng đột quỵ nhẹ và cách phòng ngừa bệnh. Từ đó, hi vọng mỗi người sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh từ đó có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.