Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

Tật khúc xạ mắt ở trẻ em ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết về các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả để cải thiện thị lực.

Bạn đang đọc: Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

1. Thế nào là tật khúc xạ?

Tật khúc xạ là một vấn đề về mắt thường gặp khiến mọi người thường bị giảm thị lực, gây cản trở trong cuộc sống và sinh hoạt. Tình trạng ánh sáng thu được vào trong mắt không hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, khiến hình ảnh mắt thu được có thể xảy ra tình trạng mờ, nhòe, có bóng mờ… được gọi là tật khúc xạ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thời gian gần đây, trẻ em đang có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao hơn và có dấu hiệu trẻ hóa.

Theo các chuyên gia, không chỉ khiến thị lực giảm, tật khúc xạ ở trẻ còn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu bị khúc xạ nặng, trẻ còn có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị, khắc phục tật khúc xạ hiệu quả.

2. Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em

2.1. Cận thị

Cận thị là tật khúc xạ có tỷ lệ trẻ em mắc rất cao trên toàn cầu hiện nay. Đặc trưng của cận thị chính là trẻ gặp khó khăn khi nhìn đồ vật ở xa do hình ảnh và ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc mắt. Hiện nay, nguyên nhân gây tật khúc xạ cận thị ở trẻ nhỏ chủ yếu là do trẻ có thói quen ngồi học sai tư thế, dùng điện thoại, máy tính nhiều, học ở những nơi có ánh sáng kém…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị cha mẹ cần cảnh giác như sau:

– Nhìn mờ, thị lực giảm khi trẻ phải nhìn mọi thứ ở xa.

– Thường xuyên nhíu mắt để nhìn.

– Đau nhức đầu, mỏi mắt.

– Chảy nước mắt

– Khó nhìn khi ở trời tối…

Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

Cận thị là tật khúc xạ mắt ở trẻ em thường gặp nhất hiện nay

2.2. Viễn thị

Viễn thị là tật khúc xạ có đặc trưng ngược lại với cận thị, do hình ảnh và ánh sáng thu được vào mắt sẽ hội tụ ở sau võng mạc vì trục nhẫn cầu ngắn. Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ sơ sinh đều mắc viễn thị mức độ nhẹ do nhãn cầu mắt của trẻ đang phát triển và hoàn thiện. Khi trẻ trưởng thành, nhãn cầu phát triển hoàn thiện thì trẻ sẽ đạt được chính thị. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp viễn thị kéo dài cho tới khi trẻ lớn và biểu hiện thành các triệu chứng như:

– Nhìn mờ vật ở gần

– Nheo mắt để nhìn

– Nhức mỏi mắt

– Chảy nước mắt

– Nheo mắt nhiều thì đỏ mắt

– Lác mắt, nhược thị…

2.3. Loạn thị

Loạn thị là tình trạng ánh sáng thu vào trong mắt hội tụ thành nhiều điểm bất định trên võng mạc, bị khuếch tán thành nhiều vị trí khiến cho thị lực của trẻ bị suy giảm. Hiện nay, các chuyên gia nhận định nguyên nhân gây ra loạn thị là do giác mạc hoặc thủy tinh thể của trẻ có hình dạng bất thường dẫn tới sai lệch khi thu hình ảnh vào trong mắt.

Trẻ em mắc loạn thị thường sẽ có các dấu hiệu thường thấy như sau:

– Nhìn mờ, nhòe

– Nhìn mọi thứ thấy méo mó

– Nhìn vật thấy có bóng mờ

– Đau, mỏi mắt

– Chảy nước mắt…

Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

Loạn thị khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và học tập

2.4. Lệch khúc xạ

Lệch khúc xạ xảy ra khi hai mắt mắc phải nhiều tật khúc xạ khác nhau hoặc một mắt khỏe mạnh, một mắt mắc tật khúc xạ khiến thị lực bị suy giảm và có thể gây nhược thị ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc lệch khúc xạ gặp phải nhiều khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt, học tập. Không chỉ giảm thị lực mà khi phải điều tiết quá nhiều, mắt của trẻ cũng sẽ nhức mỏi, chảy nước mắt thường xuyên hơn. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng với dấu hiệu nhìn mờ, nheo mắt, cúi đầu để nhìn sách vở của trẻ và nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị, xử trí kịp thời.

3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ

Tật khúc xạ ảnh hưởng lớn tới thị lực của người mắc, từ đó khiến trẻ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, dễ gặp rủi ro khi đi lại, sinh hoạt hơn. Nếu tật khúc xạ tiến triển nặng, gây ra không ít vấn đề về mắt nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ gây mù lòa như đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục dịch kính…

– Nhược thị: Biến chứng của tật khúc xạ, khiến mắt nhìn mờ, khó điều chỉnh và cải thiện thị lực dù sử dụng kính.

– Bong võng mạc, xuất huyết dịch kính: Những biến chứng nguy hiểm, do nhãn cầu lồi ra phía trước và làm cong võng mạc khiến chu biên võng mạc trở nên mỏng hơn và thoái hóa. Khi mắc tật khúc xạ lâu ngày, võng mạc có thể bị bong rách, xuất huyết và khó phục hồi thị lực.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?

Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

Tật khúc xạ có thể dẫn tới nhược thị nếu trẻ không được khắc phục đúng cách

4. Điều trị tật khúc xạ cho trẻ

Trẻ mắc tật khúc xạ cần được thăm khám kịp thời để bác sĩ có thể xác định đúng về tình trạng bệnh lý. Dựa vào tật khúc xạ và mức độ khúc xạ của mắt, bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục hoặc điều trị cho trẻ.

– Cận thị: Phương pháp được áp dụng phổ biến để điều chỉnh mắt cận thị cho trẻ chính là đeo kính. Bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt và cắt kính gọng phù hợp với mức độ cận thị ở trẻ. Ngoài ra, một số loại kính tiếp xúc, định hình giác mạc cũng có thể được chỉ định sử dụng đối với các trường hợp nhất định.

– Viễn thị: Cũng tương tự như khúc xạ cận thị, trẻ mắc viễn thị có thể khắc phục bằng việc đeo kính gọng, kính định hình giác mạc để cải thiện thị lực.

– Loạn thị: Trường hợp trẻ bị loạn thị nhẹ có thể cải thiện bằng việc sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết… Nếu viễn thị nặng khiến trẻ gặp bất tiện khi học tập, sinh hoạt thì có thể sử dụng kính thuốc, kính định hình giác mạc…

– Lệch khúc xạ: Đeo kính gọng thường là giải pháp được áp dụng để cải thiện lệch khúc xạ cho trẻ. Ngoài ra, một số trẻ có thể được chỉ định bịt mắt để điều chỉnh khúc xạ, giúp tình trạng lệch giảm đi để trẻ có thể nhìn rõ hơn.

Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Mổ mắt lác kiêng ăn gì để mau khỏi?

Trẻ mắc tật khúc xạ có thể đeo kính để cải thiện thị lực

5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ

Trẻ cần sinh hoạt với một chế độ khoa học, lành mạnh, không chỉ để đảm bảo sức khỏe mà còn có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ gây ra các vấn đề về mắt như tật khúc xạ.

– Điều chỉnh tư thế đúng khi học bài, đọc sách, xem tivi,… tránh nhìn gần, gù lưng khi học tập.

– Hạn chế để trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử, nếu trẻ học tập trên máy tính, hãy để trẻ có thời gian nghỉ ngơi để thư giãn cho mắt.

– Đảm bảo không gian học tập của trẻ có điều kiện ánh sáng tốt theo khuyến cáo.

– Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho mắt để trẻ luôn khỏe mạnh.

– Để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực về tinh thần, ngủ đủ và bỏ thói quen dụi mắt, nheo mắt có hại.

– Khám thị lực định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường ở mắt để được phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em là vấn đề đáng quan tâm hiện nay nên cha mẹ cần chủ quan trong việc phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời, lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *