Cẩm nang thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng. May mắn là, chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não hay còn được biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não.

Bạn đang đọc: Cẩm nang thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

1. Điểm mặt các thực phẩm có nguy cơ gây đột quỵ

1.1 Thức ăn chứa nhiều cholesterol cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

Cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Cholesterol góp phần vào tạo thành các cặn bám trên thành mạch máu và làm giảm lưu thông máu. Vì vậy nên tránh ăn thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, gan, và các sản phẩm từ chất béo động vật như thịt đỏ, kem và phô mai. Thay vào đó, hãy ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, hãy tìm kiếm các nguồn protein tốt khác như thịt gà không da, cá và hạt.

Cẩm nang thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

Cắt giảm nhóm thực phẩm giàu cholesterol trong chế độ ăn sẽ giúp bạn phòng tránh gặp những nguy cơ dẫn đến đột quỵ

1.2 Thực phẩm giàu muối

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ đột quỵ. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp, mì chính và gia vị có nồng độ muối cao. Thay vào đó, tăng cường sử dụng các loại gia vị tự nhiên để làm tăng hương vị của món ăn, và sử dụng muối ở mức tối thiểu khi nấu ăn.

1.3 Thực phẩm chứa chất béo bão hòa cần hạn chế để giảm nguy cơ bị đột quỵ não

Chất béo bão hòa có thể gây tắc nghẽn mạch máu và tăng huyết áp. Tránh ăn thực phẩm như thịt đỏ mỡ, mỡ động vật, thực phẩm chế biến công nghiệp (bim bim, snack, thức ăn nhanh) và bơ. Thay vào đó, các loại chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt chia và cá có nhiều axit béo Omega-3 nên được ưu tiên.

1.4 Đồ uống có nhiều caffeine và đường

Quá nhiều caffeine có thể tăng huyết áp và gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Đồ uống có nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, một yếu tố nguy cơ đột quỵ. Hạn chế tiêu thụ nước ngọt, nước có ga, cà phê và nước trà có đường. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước lọc và trà xanh không đường.

1.5 Thực phẩm chứa trans fat

Trans fat là loại chất béo tổng hợp trong thực phẩm chế biến công nghiệp như bánh mỳ, bánh quy, snack và đồ ăn nhanh. Chất béo này gây tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não/ đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Khi lựa chọn mua các sản phẩm, thực phẩm bạn nên đọc kỹ nhãn hàng hóa để tránh các sản phẩm có chứa trans fat và ưu tiên chế độ ăn uống tự nhiên, chứa ít chất bão hòa và trans fat.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tim đập nhanh là gì, có nguy hiểm không?

Cẩm nang thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

Trans fat là chất béo xấu, có thể khiến gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol – cholesterol xấu và làm giảm HDL cholesterol – cholesterol tốt trong cơ thể con người. Từ đó sẽ gia tăng các mảng bám tại thành động mạch, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

2. Gợi ý những thực phẩm được khuyên dùng từ các chuyên gia

Theo các chuyên gia, chế độ ăn để phòng tránh đột quỵ hữu hiệu là sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chế độ ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây.

Những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ chứa nhiều chất xơ. Theo một số nghiên cứu, ăn 10 gram chất xơ mỗi ngày có thể giảm được gần 12% nguy cơ đột quỵ não.

Bên cạnh đó các thực phẩm này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch gây giảm lưu lượng máu hoặc cục máu đông. Trung bình thực phẩm từ thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa cao hơn 60 lần so với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Một số loại thực phẩm điển hình, được đánh giá là tốt trong việc phòng tránh và giảm nguy cơ đột quỵ não gồm có: Rau xanh, trái cây, trái cây họ nhà cam quýt, các loại ngũ cốc, tỏi, cà chua, cà phê, trà xanh, thực phẩm giàu kali, magie, thực phẩm giàu omega-3…

Bên cạnh các thực phẩm để ăn, thì một số thức uống sau đây cũng được khuyến nghị sử dụng trong chế độ ăn uống giảm nguy cơ đột quỵ não hiệu quả. Đó là nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố (tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước trái cây ngọt và thêm đường vào trong nước ép), nước ép rau củ, thức uống giàu canxi như sữa hạt…

3. Giải pháp dự phòng đột quỵ não

Bên cạnh chế độ ăn uống giảm nguy cơ đột quỵ, lưu ý đến các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng để phòng tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra, thì mỗi người dân cũng nên thực hiện khám tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm. Quá trình tầm soát sẽ giúp phát hiện ra những yếu tố, vấn đề sức khỏe bất thường là nguyên nhân là gia tăng nguy cơ đột quỵ. Từ đó sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát theo tư vấn hướng dẫn, hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cẩm nang thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ đột quỵ não

>>>>>Xem thêm: Những mối nguy tiềm ẩn từ căn bệnh suy tim cấp

Tầm soát nguy cơ đột quỵ là giải pháp dự phòng bệnh hiệu quả.Một số bệnh lý là yếu tố nguy cơ thúc đẩy đột quỵ diễn ra là: Huyết áp cao, cholesterol cao, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, rung nhĩ, xơ vữa động mạch, béo phì… Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng mắc các bệnh lý kể trên nên thực hiện kiểm soát triệt để, và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ từ chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt. Ngoài ra bạn cũng cần kiên trì tuân thủ và thực hiện tái khám đều đặn theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *