Chứng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ là một di chứng nặng nề có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh đột quỵ. Sau khi bị đột quỵ có thể người bệnh sẽ bị tổn thương đến một số vùng não khác nhau và từ đó ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh. Để có thể sớm phục hồi, bạn cần kiên trì để thực hành qua sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia, gia đình.
Bạn đang đọc: Phân loại và xử lý rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ
1. Phân loại những dạng bệnh đột quỵ ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ hoặc không thể nói chuyện là di chứng phổ biến của bệnh nhân đột quỵ. Tình trạng này xuất hiện do những tổn thương tế bào não trong quá trình đột quỵ khiến giọng nói của bệnh nhân bị khó nghe, các phát âm bị đứt đoạn, lặp lại hoặc bập bẹ. Một vài trường hợp giọng nói của bệnh nhân bị biến đổi, giọng và lời nói thay đổi hoàn toàn.
Tùy theo nơi não tổn thương mà chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ được phân chia thành nhiều dạng như sau:
– Ảnh hưởng tới vùng tạo ngôn ngữ, đây cũng là tình trạng phổ biến: Trường hợp này bệnh nhân có thể hiểu những gì người khác nói, hiểu những lời mình muốn nói nhưng lại không thể truyền đạt lại được. Trường hợp nhẹ nhất bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện nhưng sẽ bị lặp lại hoặc chỉ nói được một vài từ.
– Tổn thương đến vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói nhưng lại chỉ hiểu được phần nào điều người khác nói hoặc thậm chí không hiểu. Những câu nói của bệnh nhân thường lặp lại câu nói của người khác hoặc vô nghĩa.
Rối loạn ngôn ngữ và hành vi sau đột quỵ là một hiện tượng phổ biến
– Tổn thương đường truyền giữa vùng hiểu ngôn ngữ và vùng sản xuất ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói và hiểu những gì người khác nói nhưng lại bị lặp lại câu của chính mình hoặc người khác.
Những vấn đề này về ngôn ngữ của người đột quỵ cho thấy rằng, khi đột quỵ người bệnh có thể nói kém hoặc hiểu kém. Điều này cũng khiến bệnh nhân khó giao tiếp với người khác và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể sống trầm lặng và thu mình với tình trạng sức khỏe ngày một kém đi.
2. Làm thế nào để cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ
2.1 Kiên trì luyện tập để cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau khi đột quỵ
Việc luyện tập kiên trì từng ngày có thể khiến bệnh nhân phục hồi chức năng ngôn ngữ, vùng não có thể phát huy khả năng bù đắp tới khu vực não tổn thương. Những ảnh hưởng về ngôn ngữ sẽ được cải thiện, có thể phục hồi tốt nếu bệnh nhân kiên trì.
Tuy nhiên điều này cũng tương đối khó khăn và cần nỗ lực bởi người bệnh cần có sự nỗ lực trong thời gian dài mà không phải ngày một ngày hai. Đồng thời, trong quá trình này sẽ có nhiều vướng mắc nên người nhà có thể tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ điều trị để có thể hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe và trở lại với cuộc sống bình thường.
2.2 Những hỗ trợ của người thân giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau bị đột quỵ
Sự hỗ trợ của người thân đóng vai trò quan trọng trong cải thiện và phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh. Người bệnh cần được luyện tập các câu nói đơn giản về nhu cầu sinh hoạt càng sớm càng tốt để có thể nhờ người khác giúp đỡ về những nhu cầu cơ bản.
Đồng thời bệnh nhân cũng cần học những từ ngữ về đồ vật xung quanh và những từ ngữ mô tả cảm giác, hành động… để bày tỏ nhu cầu và nhận thức nguy hiểm.
Người nhà nên thường xuyên trò chuyện và tương tác và trò chuyện với bệnh nhân để khả năng nói chuyện được cải thiện dần dần. Lúc này, bệnh nhân có thể nói chuyện khó nghe và tương đối khó hiểu, người nhà cần kiên nhẫn hơn trong quá trình trò chuyện với người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Vì sao nên làm các xét nghiệm bệnh tim mạch sớm?
Để giúp bệnh nhân đột quỵ nhanh cải thiện ngôn ngữ, người nhà nên tích cực trò chuyện với người bệnh
Đồng thời hãy cho bệnh nhân xem hình ảnh về những thứ quen thuộc và mong muốn bệnh nhân mô tả lại, khuyến khích bệnh nhân nghe những bài hát và chương trình ti vi yêu thích.
2.3 Những lời khuyên từ chuyên gia giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau khi đột quỵ
Chuyên gia lưu ý rằng khi tập luyện cho người đột quỵ bạn cần tập từ dễ đến khó và tạo môi trường thoải mái. Bạn cũng cần động viên người bệnh tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe.
Tuy nhiên không nên để bệnh nhân tập luyện và lao động quá sức. Người nhà cũng cần thay phiên nhau hỗ trợ cho người bệnh, động viên bệnh nhân lạc quan và kiên trì luyện tập không nản chí.
3. Giải pháp để ngăn ngừa những di chứng của đột quỵ
Bên cạnh rối loạn ngôn ngữ, đột quỵ có thể dẫn tới nhiều di chứng nặng nề khác như: liệt vận động, nhận thức kém, thị lực yếu, khả năng viết mất, không kiểm soát được tiết niệu…
>>>>>Xem thêm: Rối loạn nhịp tim là bệnh gì và các biến chứng nguy hiểm
Để tránh những di chứng nặng nề, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám
Những di chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tính mạng của người bệnh nên cần nhiều thời gian để điều trị và phục hồi để có cơ hội sống bình thường.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ là: tuổi tác, tiền sử người thân đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, thói quen sống thiếu khoa học… Để ngăn chặn sớm đột quỵ cũng như những biến chứng này thì cần kiểm soát sớm các bệnh lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập lối sống khoa học với thể dục thể thao, hạn chế bia rượu và chất kích thích và chế độ ăn ít chất béo. Ngoài ra, bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ đến từ bệnh lý, qua đó kiểm soát chặt chẽ cơ thể và lối sống để ngăn ngừa bệnh đột ngột xuất hiện.
Hi vọng những thông tin về rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ trên đây có thể giúp người nhà bệnh nhân có những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ người bệnh đột quỵ. Đồng thời, tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ do đó bạn hãy chủ động đến các cơ sở y tế để thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua các bệnh lý nền và đánh giá sức khỏe tổng quát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.