Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các chị em nên biết

Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em cảm thấy đau bụng, cơ thể mệt mỏi và rất khó chịu, chỉ muốn nằm yên để có cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, nằm như thế nào để vừa giảm đau, vừa tốt cho sức khỏe của chị em? Thông tin về tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh sau đây có thể sẽ rất hữu ích với phái nữ.

Bạn đang đọc: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các chị em nên biết

1. Đau bụng kinh ở nữ nguyên nhân do đâu?

Đau bụng kinh là tình trạng mà phụ nữ có cảm giác đau, khó chịu tại vùng bụng dưới trong thời gian kinh nguyệt. Vấn đề đau bụng kinh là một trong những vấn đề khó chịu và phổ biến nhất mà chị em phụ nữ gặp phải trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Đau bụng kinh thường xảy ra trước khi kinh nguyệt bắt đầu và kéo dài trong vài ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng đau bụng kinh có thể khác nhau từ người này sang người khác. Một số phụ nữ có thể gặp đau nhẹ và khó chịu, trong khi một số trường hợp khác có thể gặp đau mạnh, đau gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các chị em nên biết

Triệu chứng đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau

Nguyên nhân chính của đau bụng kinh là do khi đến kỳ kinh hormone prostaglandin được tiết ra nhiều hơn bình thường để giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày, hormone prostaglandin giảm xuống, theo đó triệu chứng đau bụng cũng sẽ giảm.

Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của phụ nữ. Nó có thể gây ra mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung, và giảm hiệu suất làm việc. Đau bụng kinh cũng có thể gây ra tình trạng tâm lý như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Có nhiều biện pháp giúp giảm đau bụng kinh hữu ích mà chị em  phụ nữ có thể áp dụng để giảm triệu chứng đau. Một trong số đó là tư thế nằm phù hợp.

2. Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Tư thế nằm được đánh giá là một trong những phương pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ như giảm căng thẳng cơ, giảm áp lực và tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng tâm lý, thư giãn cơ thể,….

Dưới đây là một số tư thế nằm có lợi  trong việc giảm đau bụng kinh:

– Nằm nghiêng, co người:

Đây là tư thế nằm giảm đau bụng kinh hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Nguyên nhân vì tư thế nằm như thế này sẽ giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, giảm đau bụng hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, có giấc ngủ sâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề bọc răng sứ nên chọn loại nào

Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các chị em nên biết

Nằm nghiêng, co người là tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

– Nằm ngửa, kê gối dưới chân:

Đây cũng là tư thế ngủ đem đến sự thoải mái, dễ chịu trong kỳ kinh. Nằm ngửa khi ngủ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới ngày “đèn đỏ”. Đặt một chiếc gối dưới đầu gối giữ cho cột sống của bạn thấp hơn,giúp đem đến cho bạn sự thoải mái, giúp phần cột sống bớt nhức mỏi, hạn chế cơn đau.

– Tránh tư thế nằm sấp:

Chị em thường chọn tư thế nằm sấp để giảm đau bụng kinh, tránh bị ra quần, nhưng thực tế nằm sấp khi ngủ rất có hại.

Khi bạn nằm sấp, các cơ quan nội tạng bị đè xuống; thêm vào đó, tư thế này còn không có lợi đối với những người có bệnh ở cột sống và sẽ làm ảnh hưởng đến tư thế đi đứng; gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực, nhất là với những bạn gái tuổi dậy thì; đè lên các dây chằng ở ngực tạo áp lực lên tử cung vì thế mà sẽ làm cho cho tình trạng đau bụng kinh càng tăng; làm cản trở lưu thông máu… Tư thế ngủ này cần tuyệt đối tránh đặc biệt là khi đang bị đau bụng kinh.

3. Một số mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả

Ngoài tư thế nằm đúng để có giấc ngủ ngon, chị em có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm chứng đau bụng kinh khó chịu:

– Chọn đồ ngủ rộng rãi, thoải mái để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

– Nên chườm nóng bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (tránh nóng quá gây bỏng), xoa dầu nóng… Đây là những cách giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh để giúp cho cơ bụng không bị co thắt đột ngột và giảm đau hiệu quả.

– Làm nóng ấm bàn chân: Bàn chân có những huyệt đạo liên quan đến vùng chậu, hãy ngâm bàn chân với một chậu nước ấm pha muối để có cảm giác thoải mái hơn.

– Giữ ấm cơ thể trước, trong và sau hành kinh; không nên tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh… gây kích thích tử cung co bóp mạnh và gây đau.

– Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm đau bụng kinh. Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffein, rượu, thức ăn giàu chất béo, cay nóng có thể giúp giảm triệu chứng. Thêm vào đó, tăng cường việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, như rau xanh, trái cây và các loại hạt có thể giúp cân bằng nội tiết tố và giảm đau.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào những ngày nguyệt san.

– Nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh sự căng thẳng, áp lực stress…

– Trường hợp đau bụng quá mức, bạn nữ nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Trong kỳ "đèn đỏ" nếu đau bụng quá mức bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử trí thích hợp

>>>>>Xem thêm: Ai nên thực hiện khám sàng lọc ung thư phổi?

Trong kỳ “đèn đỏ” nếu đau bụng quá mức bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử trí thích hợp

– Nếu đau bụng kinh nặng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau được chỉ định bởi bác sĩ. Tuy nhiên, hãy nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc quá mức để không gặp tác dụng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tư thế nằm và các biện pháp khác giúp giảm đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Hy vọng rằng bài viết đã trang bị cho bạn những kiến thức bổ ích giúp “ngày đèn đỏ” của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu như có nhu cầu tham khảo thêm thông tin y tế về tình trạng đau bụng kinh, cách cải thiện, bạn có thể liên hệ với TCI để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *