Dấu hiệu có thể bị đột quỵ là gì và cách cấp cứu

Nhận biết sớm các dấu hiệu có thể bị đột quỵ và cấp cứu kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cứu sống bệnh nhân và giảm nhẹ di chứng. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm và cách cấp cứu đúng?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu có thể bị đột quỵ là gì và cách cấp cứu

1. Tổng quan về đột quỵ

Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 12,2 triệu ca đột quỵ, trong đó có 6,5 triệu ca tử vong.

Đột quỵ là tình trạng não không được cung cấp đầy đủ máu, oxy và dinh dưỡng dẫn đến hoại tử. Bệnh gồm cả 2 dạng là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ thiếu máu não chiếm 80 – 85% tổng số ca đột quỵ, còn lại là xuất huyết não.

Đột quỵ não không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh mà còn có thể để lại những di chứng nặng nề sau khi người bệnh đã qua cơn nguy kịch. Các thống kê cho thấy khoảng hơn 80% người bị đột quỵ sẽ gặp các di chứng bao gồm yếu, liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, trầm cảm…

Dấu hiệu có thể bị đột quỵ là gì và cách cấp cứu

Đột quỵ gồm 2 dạng là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ thiếu máu não chiếm 80 – 85%.

2. Dấu hiệu có thể bị đột quỵ của một người là gì?

Khi một người bị hoặc chuẩn bị đột quỵ, các triệu chứng trên cơ thể có thể xuất hiện gồm:

2.1 Dấu hiệu ở mặt – Dấu hiệu có thể bị đột quỵ nên cảnh giác

Các bất thường trên mặt là rất phổ biến ở bệnh nhân đột quy. Cụ thể, mặt bệnh nhân có các biểu hiện không cân xứng như miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, mũi má rũ xuống ở một bên. Khi người bệnh nói hoặc cười, dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt sẽ rõ ràng hơn.

2.2 Dấu hiệu yếu tay hoặc chân

Khi xảy ra đột quỵ, một hay cả hai bên cánh tay hoặc chân của người bệnh có thể đột ngột yếu đi, tê bì. Bởi khi một bên não bị tổn thương thường gây ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện.

Cảm giác thường gặp của người bị đột quỵ là tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc tay hoặc chân lên được. Để kiểm tra, bạn có thể thử mở rộng hoặc đưa 2 tay lên cao trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống nhanh chóng thì rất có thể bạn đã bị đột quỵ.

2.3 Bất thường ở giọng nói – Dấu hiệu có thể bị đột quỵ

Người bị đột quỵ có thể gặp tình trạng môi, lưỡi tê cứng, khó mở miệng để nói dẫn đến khó nói, nói méo tiếng, nói lắp, nói ngọng, giọng nói thay đổi, phải gắng sức để nói.
Khi cố gắng lặp đi lặp lại một cụm từ, bạn có thể không nói được, nói bị líu hoặc dùng từ sai.

2.4 Dấu hiệu bất thường ở thị lực

Thị lực giảm đột ngột, người bệnh nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Tuy nhiên biểu hiện này ít phổ biến và không rõ ràng như các dấu hiệu ở trên. Đây là dấu hiệu đột quỵ mà chỉ người bệnh mới cảm nhận được. Nếu thấy biểu hiện này, bạn nên yêu cầu cấp cứu y tế từ người thân ngay.

Tìm hiểu thêm: Ai có khả năng bị bệnh mạch vành?

Dấu hiệu có thể bị đột quỵ là gì và cách cấp cứu

Suy giảm thị lực có thể là một dấu hiệu đột quỵ cần chú ý

2.5 Dấu hiệu suy giảm nhận thức

Bao gồm các biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

2.6 Dấu hiệu về thần kinh

Tự nhiên chóng mặt có thể là một dấu hiệu đột quỵ, xảy ra khi tim bị suy yếu trầm trọng, hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn khiến bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Đau nhức đầu dữ dội là triệu chứng đột quỵ nặng và thường xảy ra do có tiền sử bị đau nửa đầu.

2.7 Dấu hiệu về hô hấp

Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

3. Xử trí ra sao khi gặp người bị đột quỵ?

Khi nhận thấy những dấu hiệu có thể bị đột quỵ của bản thân hoặc người xung quanh, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi cấp cứu 115. Sau đó, tiến hành các biện pháp sơ cứu trong thời gian chờ cấp cứu đến.

– Nếu người bệnh còn tỉnh táo, hãy để họ nằm thoải mái trên mặt phẳng. Nới lỏng quần áo để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

– Nếu người bệnh bị nôn, hãy cho người bệnh nằm nghiêng, móc hết đờm, dãi và chất nôn để tránh gây tắc nghẽn đường thở.

– Nếu người bệnh co giật, hãy đặt một que dài quấn khăn xung quanh vào miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.

– Nếu người bệnh ngừng thở, ngừng tim, hãy hô hấp nhân tạo hoặc ép tim để lấy lại nhịp tim bình thường.

Lưu ý, không dùng các biện pháp dân gian như châm kim 10 đầu ngón tay, cạo gió vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng.

Dấu hiệu có thể bị đột quỵ là gì và cách cấp cứu

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về rối loạn nhịp tim

Khám định kì giúp phát hiện và kiểm soát sớm các yếu tố nguy cơ, phòng tránh đột quỵ.

4. Cách phòng tránh đột quỵ

Phòng tránh đột quỵ xảy ra là việc rất quan trọng đối với sức khỏe và tính mạng. Các chuyên gia khuyến các biện pháp phòng tránh đột quỵ gồm:

– Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao bằng cách tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ và áp dụng lối sống lành mạnh như ăn ít muối, không uống rượu bia, tập luyện vừa sức

– Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm soát lượng đường trong máu bằng các phương pháp điều trị được chỉ định, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thường xuyên, đều đặn để tránh hình thành xơ vữa động mạch lớn, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

– Kiểm soát cholesterol trong máu bởi đây là tác nhân trực tiếp gây xơ vữa mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ

– Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu cũng là biện pháp phòng ngừa đột quỵ quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy ngừng hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể.

– Kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách khoa học bằng cách ăn uống và tập luyện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *