Bệnh nhân sau đột quỵ não bị rối loạn ngôn ngữ do bán cầu não chiếm ưu thế bị tổn thương. 90% là bán cầu não trái ở những người thuận tay phải bị ảnh hưởng. Ngoài ra tình trạng méo miệng là do liệt dây thần kinh số VII có chức năng chi phối vận động cơ mặt và biểu cảm. Vậy đâu là cách để điều trị phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ méo miệng, khó nói.
Bạn đang đọc: Điều trị phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ méo miệng khó nói
1. Nguyên nhân người bệnh đột quỵ não bị méo miệng, khó nói
Đột quỵ não là hệ quả của việc đột ngột gián đoạn nguồn cấp máu đến một phần nhất định của não khiến các tế bào não tại khu vực đó bị tổn thương, theo thời gian sẽ chết do thiếu oxy và dưỡng chất.
Người bệnh đột quỵ não bị méo miệng là bởi vì liệt dây thần kinh số VII – một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não có nhiệm vụ chi phối vận động cơ mặt, biểu cảm gương mặt.
Khi đột quỵ nhồi máu não xảy ra, nhu mô não và dây thần kinh sẽ bị tổn thương do thiếu oxy. Trong trường hợp đột quỵ chảy máu não xảy ra là do khối xuất huyết chèn ép nhu mô não, dây thần kinh sọ não tại vị trí cân lận. Ở cả hai trường hợp này, tế bào não bị tổn thương có thể chết trong vài phút nếu tình trạng tưới máu não không phục hồi.
Đối với người bệnh đột quỵ não gặp vấn đề trong ngôn ngữ giao tiếp, có thể xảy ra do một trong hai khả năng sau đây:
– Rối loạn ngôn ngữ nghĩa là rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ hiểu hoặc rối loạn cả hai.
– Rối loạn phát âm, hoặc kết hợp cả hai dạng trên.
Nguyên nhân người bệnh đột quỵ bị rối loạn ngôn ngữ là do bán cầu não chiếm ưu thế bị tổn thương. Trong khi vấn đề rối loạn phát âm, giọng nói bị thay đổi thường là do hệ quả của việc tổn thương các dây thần kinh VII, IX, X gây yếu các cơ vùng hầu – họng – miệng.
2. Thời gian để phục hồi hoàn toàn di chứng khó nói, méo miệng
Việc phục hồi khả năng ngôn ngữ của người bệnh đột quỵ phụ thuộc vào thể trạng của từng người nên sẽ có những tốc độ khác nhau. Tuy nhiên có một số yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục chẳng hạn như: Mức độ nặng của tình trạng đột quỵ, tuổi tác, cường độ tập luyện cùng các chuyên gia vật lý trị liệu.
Đa phần các bệnh nhân bị đột quỵ não sẽ phục hồi khả năng ngôn ngữ dần dần và rõ rệt nhất trong 3 đến 6 tháng đầu sau cơn đột quỵ. Sau 6 tháng người bệnh có thể khắc phục được khoảng 60% vấn đề ngôn ngữ nếu không tái phát đột quỵ. Ngoài ra, nếu tiếp tục kiên trì luyện tập thì tỷ lệ hồi phục sẽ ngày càng cao hơn.
Méo miệng, khó nói là các tình trạng xảy ra ở nhiều người gặp đột quỵ não
3. Nguyên tắc thực hiện điều trị phục hồi ở người bệnh đột quỵ não
Phục hồi chức năng sau đột quỵ, tai biến mạch máu não cần can thiệp kịp thời, đúng cách, liên tục và kiên trì. Các chuyên gia nội thần kinh khuyến cáo thời gian vàng để thực hiện phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ não nên là ngay sau khi ổn định hoặc sau 3-4 ngày kể từ khi xảy ra cơn đột quỵ.
Một số nguyên tắc sử dụng trong phục hồi cho bệnh nhân bị đột quỵ não được khuyến cáo là:
– Lưu ý tập các bài vận động đều ở cả hai bên, không để bên khỏe mạnh bù trừ hoặc thay thế bên bị yếu, tê, liệt.
– Hướng dẫn người bệnh thực hiện các kỹ thuật vận động, cách vận động mà trước đây họ làm.
– Chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, viêm loét…
Mục đích hàng đầu của phục hồi chức năng sau bị đột quỵ não nhằm giúp bệnh nhân có thể chủ động trong quá trình sinh hoạt, di chuyển mà ít cần hỗ trợ của người khác và thậm chí là có thể lao động lại được.
4. Hướng dẫn tập luyện phục hồi bị méo miệng và khó nói
4.1 Bài tập tại nhà phục hồi cho bệnh nhân bị đột quỵ méo miệng
Đối với mỗi bài tập dưới đây, người bệnh nên thực hiện 4 đợt tập mỗi ngày, mỗi bài tập lặp lại 30 lần.
– Bài tập số 1: Tập mở miệng cười khoe răng, sau đó đóng miệng lại. Liên tục lặp đi lặp lại trước gương để dễ quan sát.
– Bài tập số 2: Chu môi nhọn tối đa, sau đó thả lỏng cơ miệng về bình thường. Nên thực hiện trước gương để dễ quan sát.
– Bài tập số 3: Cười nhếch mép lần lượt mỗi bên. Bạn có thể dùng ngón tay hỗ trợ nâng khóe miệng bên bị liệt lên trong khi thực hiện động tác.
– Bài tập số 4: Há miệng sau đó đưa lưỡi xuống dưới cằm, tiếp theo thu lưỡi vào trong và khép miệng lại.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân thiếu máu cơ tim cục bộ cần biết
Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình tập luyện để đạt kết quả cao nhất
4.2 Bài tập tại nhà phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phát âm
– Bài tập số 1 – Tập đẩy lưỡi: Người bệnh há miệng đẩy lưỡi ra ngoài và giữ nguyên trong hai giây, sau đó thu lưỡi lại trong hai giây và tiếp tục lặp lại.
Bài tập số 2 – Tập đưa lưỡi sang hai bên: Người bệnh há miệng và đưa lưỡi sang phải chạm vào khóe miệng bên phải và giữ trong hai giây, sau đó làm tương tự ở bên trái.
Bài tập số 3 – Tập đưa lưỡi lên xuống: Người bệnh há miệng, đưa lưỡi ra ngoài và hướng đầu lưỡi về phía mũi giữ trong hai giây, sau đó đưa lưỡi xuống dưới cằm, và giữ trong hai giây.
Bài tập số 4 – Tập phát âm bảng chữ cái: Bắt đầu thực hiện với các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), sau đó tăng dần độ khó.
>>>>>Xem thêm: Điều trị rối loạn nhịp tim đúng cách, an toàn
Hình ảnh minh họa bài tập phát âm
Bài tập số 5 – Tập đọc to rõ ràng các câu đơn, và tăng dần số lượng từ, câu theo thời gian.
Ngoài ra tùy vào tình trạng mất ngôn ngữ, các bác sĩ chuyên gia sẽ đưa ra các bài tập được thiết kế riêng tương ứng nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho người bệnh.
Việc luyện tập thực hiện phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ não bị rối loạn ngôn ngữ, khó nói, méo miệng cần nhiều thời gian và nỗ lực. Người nhà nên đồng hành động viên, hướng dẫn, thuyết phục để người bệnh có thể kiên trì theo đuổi trị liệu – Đây là một yếu tố then chốt của quá trình phục hồi sau đột quỵ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.