Mắt lác không phải bệnh hiếm gặp, thường hay xuất hiện ở trẻ em. Chữa mắt lác cho trẻ em và người lớn như thế nào là băn khoăn của không ít người. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh gây mất thẩm mỹ hàng đầu về mắt trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Những cách chữa mắt lác cho trẻ em và người lớn
1.Những thông tin căn bản về bệnh mắt lác
1.1. Bệnh mắt lác là gì?
Mắt lác hay còn có tên gọi khác là mắt lé là trạng thái hai mắt không cùng nhìn vào 1 hướng. Biểu hiện có thể là một mắt trôi vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Mắt lác thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do vấn đề di truyền hoặc một số nguyên nhân khác trong quá trình phát triển thể chất, đa phần có biểu hiện ra bên ngoài từ trước 6 tuổi. Những trường hợp lác ở trẻ nhỏ là do sự dẫn truyền giữa não, cơ và dây thần kinh thị giác có vấn đề.
Mắt lác ở trẻ em nguyên nhân phần nhiều do bẩm sinh
Ở người lớn, cũng không hiếm gặp những trường hợp bị lác, đa phần là do bệnh lý như chấn thương, đái tháo đường, đột quỵ. Mắt lác có thể dẫn đến hậu quả nhìn đôi, kém phân biệt các chiều không gian thậm chí có thể mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
1.2. Nguyên nhân nào khiến mắt bị lác?
Những nguyên nhân có thể khiến cho mắt bị lác đó là:
– Mắt bị lác là do di truyền
– Mắt lác có thể được coi như dấu hiệu của bệnh viễn thị khá nặng
– Những người bị đục thủy tinh thể, những bệnh lý ở đáy mắt, cận thị bẩm sinh nặng
– Bệnh lác mắc có thể là dấu hiệu của một khối u nào đó ở vùng mắt hoặc não bộ
– Do cơ và dây thần kinh vận nhãn có vấn đề
– Do người bệnh bị chấn thương vùng đầu hoặc đột quỵ
– Do người bệnh mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp…
Khi bị mắt lác, có thể quan sát thấy những dấu hiệu như sau:
– Một mắt vẫn nhìn bình thường nhưng mắt còn lại nhìn sai hướng
– Một mắt đứng yên nhưng mắt kia có thể di chuyển được
– Một mắt hay bị nheo lại khi nhìn
– Mắt hay bị nháy nháy, nhất là khi có ánh sáng chiếu
– Hay phải dụi mắt
– Thường xuyên phải nghiêng hoặc quay đầu để nhìn rõ một vật gì đó
– Nhìn đôi
– Hình ảnh bị chuyển động dù mắt không chuyển động
– Khả năng nhận thức chiều sâu của hình ảnh kém đi
– Hay bị đau đầu, mỏi mắt, khó tập trung trong thời gian dài
1.3. Tác hại của bệnh lác mắt
Ở trẻ em trong giai đoạn đang phát triển thị giác mà bị mắt lác thì có thể ảnh hưởng khá nhiều, làm mất thị lực, mất khả năng nhận thức không gian 3 chiều, kém trong nhận thức khoảng cách giữa hai hay nhiều điểm, dễ bị hụt khi bước chân lên xuống cầu thang.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp võng mạc non vùng 1 là gì và bệnh võng mạc trẻ sinh non
Cần cho trẻ đi điều trị mắt lác sớm
Thị trường quan sát ở một mắt bị lác cũng bị giảm xuống, có thể ảnh hưởng đến những nghề nghiệp cần phải quan sát tốt như những công việc lắp ráp linh kiện, quan sát kính hiển vi trong phòng thí nghiệm,v….v… Chính vì vậy khi trẻ còn nhỏ mà bị mắt lác cần phải đưa trẻ đi chữa trị sớm và dứt điểm.
2. Cách chữa mắt lác cho trẻ em và người lớn như thế nào?
2.1. Phương pháp chữa mắt lác cho trẻ em
Tùy vào tình trạng mắt lác của trẻ nặng hay nhẹ mà có những cách điều trị khác nhau:
Đối với mắt lé nhẹ, hay còn gọi là lé kim, cần dành thời gian mỗi ngày để luyện tập cho trẻ tại nhà nhằm giảm dần những biểu hiện của lé. Cách luyện tập như sau:
– Dán một chấm tròn màu sáng lên tường
– Bịt một mắt, nhìn một mắt tập trung vào chấm tròn đó
– Duy trì nhìn như vậy từ 5- 10 phút, nếu mắt có dấu hiệu mỏi và mờ thì dừng lại
Đối với trường hợp mắt bị lé kèm theo những tật khúc xạ khác cần đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị. Trẻ có thể phải đeo kính để cải thiện tật khúc xạ và kết hợp với luyện tập để cải thiện lé và tối đa hóa tầm nhìn ở cả hai mắt. Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật.
Đối với trường hợp mắt lé do bị dị tật về thần kinh dây số 3 hoặc số 4 khiến cho trẻ không điều khiển được cơ chéo thì buộc phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng này.
2.2. Cách chữa mắt lác đối với người mắc là người lớn
Để chữa mắt lác cho người lớn có nhiều phương pháp đang được áp dụng hiện nay như đeo kính, bịt mắt, phẫu thuật,…
>>>>>Xem thêm: Cơ bản về sụp mí mắt và cách khắc phục
Người bệnh cần đi khám để xác định phương pháp điều trị
Để có được những bài tập luyện điều trị lác mắt tại nhà, người bệnh cần đến thăm khám để được kiểm tra mức độ lé và nguyên nhân gây lé là gì để có thể có những phương pháp điều trị chuẩn xác nhất.
Một số bài tập chữa lác mắt ở người lớn có thể thực hiện được ở nhà như sau:
– Bài luyện tập mắt nhìn bút chì
+ Giơ thẳng cánh tay cầm bút chì về phía trước mặt
+ Tập trung mắt nhìn vào phía đầu bút
+ Từ từ di chuyển bút đến phía gần mũi, mắt vẫn tập trung nhìn vào đầu bút
+ Di chuyển vào đầu mũi đến khi không thể nhìn thấy bút một cách rõ ràng được
+ Đưa bút ra xa bằng một cánh tay và lặp đi lặp lại nhiều lần
– Bài tập luyện Trombone
+ Tương tự như bài tập bút chì nhưng thay bằng cầm một vật nhỏ
+ Che mắt không bị lác lại
+ Đầu giữ thẳng về phía trước
+ Đặt vật ở nơi mắt lác hướng vào
+ Tập trung nhìn vào vật và di chuyển vật cho đến khi mắt nhìn thẳng vào vật
+ Lặp lại động tác 20 lần, thay đổi tốc độ và khoảng cách giữ vật
– Bài tập chuỗi Brock
+ Xâu 3 màu hạt khác nhau và dàn khoảng cách bằng nhau lên sợi dây dài 1,5 m
+ Buộc 1 đầu dây cố định, đầu còn lại kéo và giữ ở mũi
+ Nhìn vào hạt ở gần nhất cho đến khi nó là đối tượng duy nhất được nhìn thấy
+ Chuyển lần lượt sang 2 hạt tiếp theo
Những bài tập luyện cho mắt lác có thể hiệu quả với những trường hợp bị lé nhẹ. Trong trương hợp bị lác nặng hoặc không thể hồi phục sau khi luyện tập thì có thể được chỉ định mổ để điều chỉnh cơ xung quanh mắt nhằm đưa mắt về vị trí thẳng hàng.
Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định làm yếu chức năng của mắt lành tạm thời bằng phương pháp nhỏ thuốc hoặc tiêm thuốc làm mắt bị mờ để tăng sức mạnh cho mắt còn lại, buộc mắt còn lại phải hoạt động hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin và cách chữa mắt lác dành cho trẻ em và người lớn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với nhiều người mắc phải tật này hoặc các bậc phụ huynh đang cần tìm kiếm thông tin để điều trị cho con em mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.