Tình trạng phù não sau đột quỵ có thể xảy ra đối với những trường hợp đột quỵ cấp cứu không kịp thời. Những triệu chứng của bệnh rất đa dạng và nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt đối với người đột quỵ não hay đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Nếu không kịp thời xử lý tình trạng này có thể khiến các tế bào não chết đi và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chung về tình trạng phù não sau đột quỵ
1. Tìm hiểu chung về tình trạng phù não sau khi đột quỵ
1.1 Tình trạng phù não sau khi đột quỵ là gì?
Phù não sau đột quỵ là biến chứng thần kinh cấp tính xảy ra sau khi người bệnh đột quỵ não khoảng 2 đến 3 giờ. Một số trường hợp phù não có thể đến khoảng 24 giờ sau đột quỵ và kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày.
Đồng thời, phù não có thể xảy ra với một khu vực hoặc toàn bộ não tùy theo nhiều nguyên nhân. Biến chứng này có thể khiến gia tăng áp lực nội sọ dẫn tới chèn ép động mạch não gây ra giảm hoặc ngưng lưu lượng máu tới não.
Những cơn đột quỵ nhỏ thường không dẫn tới phù não tuy nhiên nếu bị nặng sẽ có nguy cơ cao hơn. Người bệnh cần điều trị nhanh chóng và dứt điểm tình trạng này để tránh nguy cơ tử vong.
Người bệnh cần điều trị nhanh chóng và dứt điểm tình trạng phù não để tránh nguy cơ tử vong.
1.2 Triệu chứng của tình trạng phù não sau khi đột quỵ
Những triệu chứng của bệnh tương tự như nhiều bệnh lý thần kinh khác, điển hình ở vùng đầu cổ, chóng mặt, buồn nôn, mất ý thức, thị lực kém… Những triệu chứng phù não có thể biến đổi tùy theo dạng đột quỵ như:
– Đột quỵ bán cầu não: Cuống não có sự suy giảm ý thức nghiêm trọng với triệu chứng điển hình về khả năng biểu cảm, yếu liệt nửa người, vận động kém, ngôn ngữ rối loạn…
– Đột quỵ tiểu não: Vùng tiểu não phù dẫn tới ép cầu não hoặc não úng thủy thứ phát dẫn tới những biểu hiện điển hình như: nhãn cầu liệt, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp thở, suy giảm ý thức…
1.3 Nguyên nhân dẫn tới phù não sau khi đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ được coi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới phù não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi việc vận chuyển máu và oxy đến não bị tắc do có huyết khối chặn hoặc động mạch hẹp. Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao bao gồm: người cao huyết áp, rung nhĩ, tiểu đường, béo phì, người cao tuổi, người hút nhiều thuốc lá…
Tìm hiểu thêm: Những điều nên làm và không nên làm khi sơ cứu đột quỵ
Người cao tuổi và người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ đột quỵ và phù não cao hơn người bình thường
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp phù não do đột quỵ tự phát mà không từ nguyên nhân khách quan nào cả.
1.4 Phù não nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng phù não là một biến chứng thần kinh nguy hiểm cần được xử lý sớm. Chúng có thể làm tăng áp lực nội sọ khiến máu lên não kém và ngăn chặn tuần hoàn máu não khiến não không đủ oxy và chất dinh dưỡng.
Phù não không chỉ ảnh hưởng tới chức năng cơ thể, chức năng não bộ mà có thể ảnh hưởng tới cả đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, bệnh cần được điều ngay khi có dấu hiệu khởi phát.
Phù não có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như: thoát vị tổ chức não, thị lực kém, liệt thần kinh và cao huyết áp… Bác sĩ có thể can thiệp điều trị tùy theo tình trạng bệnh.
2. Chẩn đoán và điều trị phù não sau khi đột quỵ
2.1 Chẩn đoán phù não bằng cách nào?
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI não, CT não và chẩn đoán đột quỵ.
Kỹ thuật chụp CT não không cản quang có thể ưu tiên áp dụng với chẩn đoán và theo dõi nếu người bệnh bị nghi ngờ phù não bởi đột quỵ. Chụp CT trong hai ngày kế tiếp có thể xác định nguy cơ phát triển những triệu chứng phù não ở người bệnh.
2.2 Điều trị phù não cho người bệnh thế nào?
Tùy vào tình trạng hay mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các chuyên gia đột quỵ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với các phương pháp phổ biến như sau:
– Liệu pháp oxy: Cung cấp oxy qua máy thở hoặc phương tiện trợ thở để đưa oxy lên não.
– Thuốc: Dùng thuốc tan huyết khối và thuốc giảm phù não.
– Hạ thân nhiệt: Hạ nhiệt độ cơ thể kiểm soát não và giảm tình trạng sưng não.
– Liệu pháp thẩm thấu: Sử dụng thuốc kéo dịch ra khỏi não và tăng lưu lượng máu tới não đồng thời giảm áp lực nội sọ.
– Phẫu thuật: Đa số các trường hợp để giảm áp lực nội sọ, bác sĩ chỉ định phẫu thuật mở nửa sọ.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu mắc bệnh tim mạch
Tùy vào tình trạng hay mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các chuyên gia đột quỵ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với các phương pháp khác nhau
Bên cạnh đó có những phương pháp điều trị phù não đặc hiệu và không đặc hiệu như sau:
Điều trị bằng các phương pháp không đặc hiệu
Các phương pháp này giúp giảm áp lực nội sọ, cụ thể bao gồm:
– Kiểm soát thân nhiệt của người bệnh
– Cung cấp oxy cho người bệnh
– Chống co giật hay kích thích cơ thể người bệnh
– Duy trì áp lực tưới máu đến não trên 70 mmHg.
Điều trị với các phương pháp đặc hiệu
– Sử dụng các dòng thuốc Mannitol
– Sử dụng các loại huyết thanh ưu trương
– Phẫu thuật để mở hộp sọ ngăn chặn tình trạng có áp lực nội sọ trong não
– Tăng thông khí ở phổi.
Mỗi người có thể phòng tránh và ngăn chặn sớm đột quỵ và khả năng phù não bằng cách chủ động tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ định kỳ. Tầm soát đột quỵ có thể phát hiện sớm những bệnh lý mạn tính có nguy cơ cao gây đột quỵ. Từ đó có hướng phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ xảy ra ngay từ ban đầu.
Hi vọng những thông tin về tình trạng phù não sau đột quỵ trên đây có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để xử lý trong tương lai. Nếu có bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.