Những dấu hiệu đột quỵ tim quan trọng cần biết

Đột quỵ tim là nguyên nhân gây tử vong cao, đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được những dấu hiệu đột quỵ tim phổ biến và nguy hiểm để có thể kịp thời xử lý. 

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu đột quỵ tim quan trọng cần biết

1. Tìm hiểu về tình trạng đột quỵ tim

Đột quỵ tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim là tình trạng tim đau khi cơ bị thiếu máu và hoại tử bởi mạch máu nuôi cơ tim tắc nghẽn đột ngột bởi máu đông ở lòng mạch. Tình trạng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là suy tim, sốc tim hoặc thậm chí là tử vong. Mức độ của bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn, một phần hay hoàn toàn.

1.1 Những dấu hiệu đột quỵ tim thường xảy ra với đối tượng nào?

– Tuổi tác, giới tính: Người cao tuổi thường có nguy cơ mạch vành và đột quỵ cao hơn, đặc biệt là nam giới tuổi từ 55 trở lên và nữ giới tuổi từ 65 trở lên.

– Hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích: Những thói quen xấu này làm nguy cơ đột quỵ tim tăng cao khoảng 2 lần so với thông thường.

– Hàm lượng Cholesterol cao: Nồng độ Cholesterol có ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ tim mạch, đặc biệt là mạch vành và đột quỵ tim.

Những dấu hiệu đột quỵ tim quan trọng cần biết

Nồng độ Cholesterol có ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ tim mạch, đặc biệt là mạch vành và đột quỵ tim

– Cao huyết áp: Huyết áp cao khiến thành mạch máu căng cứng và độ co giãn khi tuần hoàn giảm dẫn tới lưu thông máu kém dễ gây ra tim mạch và đột quỵ.

– Đái tháo đường: Tim mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và ở Việt Nam những người mắc bệnh chiếm tỉ lệ tương đối lớn.

– Nhồi máu cơ tim: Người mắc phải ngồi máu cơ tim cấp có khả năng đột quỵ não và ngược lại.

– Bệnh nhân rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đồng đều khiến máu có khả năng tích tụ ở tim dẫn tới hình thành máu đông. Cục máu đông này cũng có thể di chuyển lên não chuyển thành đột quỵ não.

1.2 Phân biệt dấu hiệu đột quỵ tim và đột quỵ não

Đột quỵ não hay đột quỵ(tai biến mạch máu não) và đột quỵ tim sẽ có dấu hiệu nhân diện bệnh khác nhau bởi khác biệt lớn ở mạch máu bất thường.

Những người đau tim thường có những cảnh báo hoặc không có dấu hiệu, người bệnh có thể nhận biết qua:

– Đau ngực dữ dội, đau quặn thắt ở giữa ngực hoặc thượng vị

– Đau lan ra cánh tay hoặc lan ra hàm dưới, cổ, bụng hoặc gáy

– Lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, chảy mồ hôi…

– Buồn nôn và nôn, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó thở…

Trong khi đó, đột quỵ não sẽ có biểu hiện tương đương với bộ phận tổn thương não với dấu hiệu như sau:

– Đau đầu dữ dội, không hiểu lời người khác nói và không tỉnh táo

Tìm hiểu thêm: Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không? Cách phòng, trị bệnh

Những dấu hiệu đột quỵ tim quan trọng cần biết

Đau đầu dữ dội là biểu hiện đột quỵ não điển hình thường gặp

– Cơ thể bị yếu liệt, người mỏi mệt, đuối sức

– Miệng méo lệch, rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói đớ hoặc nói sảng.

Đột quỵ não thường diễn ra mạnh và đột ngột trong khi đó đột quỵ tim thường đau ngực dự báo. Người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu nhanh chóng nhất để được cứu sống và bảo vệ chức năng cơ thể.

Bên cạnh đó, đột quỵ tim xảy ra do động mạch vành cung cấp máu cho tim bị nghẽn dẫn tới lưu thông kém. Ở khoảng tuổi 30 trở lên, cơ thể có thể hình thành những mảng xơ vữa và phát triển lên tới vài chục năm, tạo nguy cơ đột quỵ cao. Người bệnh đột quỵ tim có thể đột tử hoặc hoại tử cơ tim nếu không được phát hiện sớm.

2. Sơ cứu, điều trị và phòng ngừa cho người bệnh đột quỵ tim

2.1 Cách sơ cứu cho người đột quỵ tim cần biết

Khoảng 1 giờ sau khi đau ngực sẽ là thời gian đột quỵ tim tử vong cao nhất và cũng là thời điểm quan trọng sơ cấp cứu cho người bệnh. Nếu kéo dài khoảng trên 3 giờ thì khó có thể phục hồi hoàn toàn những tổn thương. Khi gặp người đột quỵ tim, bạn cần lưu ý cách cấp cứu như sau:

– Gọi cấp cứu tới bệnh viện gần nhất ngay lập tức, nếu xe đến quá lâu có thể gọi taxi đưa người bệnh đến viện luôn

Những dấu hiệu đột quỵ tim quan trọng cần biết

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường

Ngay khi thấy tình trạng đột quỵ tim cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở gần nhất ngay lập tức

– Để lưu thông máu tốt hơn cần đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi rồi nới lỏng quần áo

– Thực hiện hồi sức ép tim phổi càng sớm càng tốt.

2.2 Điều trị bệnh đột quỵ tim hiệu quả

– Điều trị bằng tái lưu thông mạch vành: Thông qua chụp động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; bác sĩ sẽ điều chỉnh để dòng máu lưu thông đến tim hoạt động bình thường trở lại.

– Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm thì có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết.

– Chăm sóc lâu dài cho người bệnh đột quỵ tim: sử dụng thuốc thường xuyên và khám bệnh, điều trị các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…

2.3 Phòng ngừa sớm những biến chứng đột quỵ tim

Y học phát triển hiện đại giúp việc phòng tránh sớm đột quỵ trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt thông qua:

– Điều trị các bệnh lý nền nguy hiểm có liên quan tới đột quỵ tim(đái tháo đường, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, van tim…)

– Tập luyện thể dục thể thao với cường độ nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe

– Kiểm soát huyết áp ở mức phù hợp để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ tim và đột quỵ não

– Chế độ ăn uống lành mạnh, nói không với chất kích thích và rượu bia có hại cho sức khỏe

– Hạn chế căng thẳng áp lực, giữ tinh thần thoải mái nhất.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện triển khai Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm giúp mọi người có thể sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ tim nói riêng và đột quỵ nói chung thông qua thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu và chẩn đoán hình ảnh với mức chi phí hợp lý. Thông qua đó giúp người bệnh có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa đột quỵ xảy ra từ sớm.

Hi vọng những thông tin về dấu hiệu đột quỵ tim trên đây sẽ giúp người bệnh và người thân có kiến thức để phòng tránh và xử lý kịp thời nếu xảy ra. Đồng thời hãy nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng phòng chống đột quỵ tim hoặc các bệnh liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *