Thời tiết trở lạnh có thể khiến các bệnh về huyết áp, tim mạch và đột quỵ tăng cao. Theo nhiều nghiên cứu, đột quỵ vào mùa đông có nguy cơ tăng cao so với mùa hè bởi nhiều nguyên nhân. Vậy làm thế nào có thể để phòng ngừa sớm tình trạng đột quỵ?
Bạn đang đọc: Đột quỵ vào mùa đông, nguyên nhân và phòng ngừa
1. Đột quỵ trong mùa đông và nguyên nhân
1.1 Đánh giá tình trạng đột quỵ vào mùa đông
Mùa đông, thời tiết lạnh khiến catecholamine trong cơ thể được tiết ra nhiều dẫn tới co mạch ngoại biên. Mạch máu ở những nơi co lại có thể đầy ra ngoài khu vực ít chị ảnh hưởng dẫn tới giãn mạch thụ động dẫn tới đứt mạch não hoặc phù phổi cấp.
Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiểu cầu, hồng cầu cùng với độ nhớt của máu khiến khả năng động mạch vành và tai biến mạch máu não tăng. Đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn đối với người già và người có khả năng miễn dịch kém.
Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiểu cầu, hồng cầu cùng với độ nhớt của máu khiến khả năng động mạch vành và tai biến mạch máu não tăng; đặc biệt ở người già
Mạch máu lúc này sẽ giảm độ đàn hồi, cứng và máu quánh hơn bởi cholesterol tăng và enzym giảm tiêu hủy các sợi huyết. Bên cạnh đó, lòng mạch cũng bị thu hẹp và máu bị vón lại khiến lượng máu đến não giảm.
Với những bệnh nhân cao huyết áp, thời tiết lạnh có thể khiến thành mạch máu dày lên khiến tuần hoàn não bị ảnh hưởng và khi cơ thể đột ngột thay đổi có thể dẫn tới đột quỵ thậm chí tử vong.
Sự thay đổi quá lớn về nhiệt độ, đặc biệt là nóng sang lạnh có thể khiến huyết áp tăng và mạch máu thắt lại dẫn tới phình động mạch chủ làm người bệnh đột quỵ.
1.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới đột quỵ vào mùa đông
Thời tiết lạnh có thể làm khả năng mắc đột quỵ tăng cao bởi thời tiết thay đổi thời tiết có thể khiến co mạch. Nhiệt độ sáng sớm đa số thấp và khi nền nhiệt thay đổi cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ đột quỵ.
Mùa đông sẽ có nhiều người bị đột quỵ hơn nên bạn cần có những hiểu biết nhất định để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh. Khi nhiệt độ hạ xuống thấp số lượng tiểu cầu sẽ tăng, độ nhớt của máu và hồng cầu cũng tăng khiến lòng mạch bị hẹp lại khiến máu vón mà không thể di chuyển đến não.
Nhiều người quan niệm mùa đông có thể uống rượu để cơ thể ấm áp hơn khiến cồn lưu lại trong máu dẫn tới bài tiết mồ hôi giảm, huyết áp, nhịp tim và lưu lượng máu cũng giảm khiến độ kết dính của máu giảm theo. Điều này dẫn tới chỉ cần xuất huyết nhẹ cũng có thể bị tai biến.
1.3 Những biểu hiện của đột quỵ trong mùa đông
Tỷ lệ tử vong cao hàng đầu nhưng có nhiều bệnh nhân chưa nhận thức rõ những biểu hiện của bệnh:
– Cơ thể mệt mỏi, đuối sức, mặt tê cứng, môi lưỡi cứng và khó mở miệng
– Thị lực yếu và miệng lệch đi khiến không đứng vững và tê mỏi chân tay
– Đau đầu dữ dội và cơ thể mất thăng bằng, nói giọng ú ớ.
Tìm hiểu thêm: Cảm giác đột quỵ sắp diễn ra cần biết để xử trí kịp thời
Người bệnh đột quỵ có thể cảm thấy choáng váng, đuối sức và đau đầu dữ dội
Những biểu hiện của bệnh đột quỵ trong mùa đông thường không rõ ràng và có thể nhiều người bệnh không nhận ra đó là dấu hiệu của đột quỵ. Do đó, mỗi người cần trang bị nhiều kiến thức về bệnh để có thể cứu chính mình và người thân xung quanh.
1.4 Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao
Những yếu tố gắn liền với cơ thể có ảnh hưởng tới nguy cơ đột quỵ bao gồm: tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Trong đó, người từ 55 tuổi trở lên, nam giới và người Mỹ gốc phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người khác.
Bên cạnh đó, một số yếu tố về bệnh lý khiến nguy cơ đột quỵ tăng gồm: bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, mỡ máu cao… sẽ có nguy cơ đột quỵ trong mùa đông cao hơn.
Đồng thời, người có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh và chế độ ăn uống không đảm bảo cũng khiến người trẻ đột quỵ, đặc biệt là: ăn uống kém vệ sinh, lối sống thiếu khoa học, hút thuốc lá…
2. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đột quỵ trong mùa đông
Để phòng ngừa đột quỵ xuất hiện trong mùa đông thì cần lưu ý về chế độ ngủ nghỉ và sinh hoạt. Đồng thời, bạn nên bảo vệ sức khỏe bằng cách hạn chế mỡ động vật, hạn chế rượu bia và thuốc lá, giữ ấm cơ thể, hạn chế di chuyển từ khu vực nóng đến lạnh đột ngột hoặc ngược lại, tránh căng thẳng và stress kéo dài, bỏ thuốc lá… Đặc biệt là với những người có nguy cơ cao như người cao tuổi hoặc người đã có tiền sử đột quỵ nhẹ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau trong phòng đột quỵ:
– Điều trị bệnh cao huyết áp, thường xuyên kiểm tra huyết áp để ngăn chặn nguy cơ đứt mạch máu não
– Ngăn chặn và điều trị bệnh tiểu đường làm tăng khả năng xơ vữa động mạch khiến thiếu máu não
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim giai đoạn 2 có nhất thiết phải phẫu thuật không
Ngăn chặn và kiểm soát sớm bệnh tiểu đường giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ
– Khắc phục việc tăng cholesterol trong máu và tăng triglyceride trong máu
– Phòng ngừa bệnh đa hồng cầu khiến thiếu máu não hoặc nhũn não
– Ăn nhiều hoa quả và hạn chế muối
– Tránh những căng thẳng quá mức trong cuộc sống và xây dựng đời sống tâm lý ổn định
– Vận động vừa sức phù hợp với sức khỏe, tập thể dục điều độ hơn
– Sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ đối với bất kì độ tuổi nào thông qua những gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ từ bệnh lý nền và sức khỏe tổng quan để có biện pháp ngăn chặn sớm.
Khi phát hiện bản thân hoặc người thân có những triệu chứng nghi ngờ đột quỵ(liệt nửa người, méo miệng, nói không rõ chữ, chân tay khó cử động…) thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho họ.
Hi vọng những thông tin về đột quỵ vào mùa đông trên đây sẽ giúp bạn và những người xung quanh có những phòng ngừa sớm, bảo vệ cơ thể trong khi thời tiết thay đổi. Bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ để điều chỉnh lối sống, điều trị bệnh nền dứt điểm… ngăn ngừa đột quỵ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.