Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

Hiện nay tỷ lệ mắc đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ từ 18-50 tuổi tăng lên khá nhiều so với trước đây. Bệnh nhân trẻ nếu không may mắc phải đột quỵ có thể cần điều trị trong thời gian dài rất tốn kém và trong thời gian dài để có thể giảm bớt những ảnh hưởng hay di chứng về sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới hiện tượng này và cần làm gì để phòng tránh bệnh.

Bạn đang đọc: Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

1. Khái quát chung về tình trạng đột quỵ ở người trẻ hiện nay

Mặc dù những khuyến cáo về đột quỵ ở người trung niên và người già mắc phải đột quỵ nhưng tình trạng người trẻ mắc đột quỵ do thiếu máu não cục bộ vẫn chưa được quan tâm rộng rãi. Đa số người trẻ thường ít được chú ý đến vấn đề đột quỵ và điều trị đột quỵ bởi:

– Hiện nay, tỷ lệ đột quỵ của người trẻ tương đối thấp so với người già

– Tình trạng xuất hiện các yếu tố nguy cơ từ mạch máu ở người trẻ cũng thấp hơn so với người già.

Tuy nhiên, hiện nay yếu tố nguy cơ về đột quỵ ở giới trẻ đã tăng lên đáng kể bởi nhiều nguyên nhân và đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về nguyên nhân xảy ra hiện tượng này. Đồng thời nghiên cứu cách để làm giảm tình trạng đột quỵ ở người trẻ và ngăn chặn sớm những hệ lụy khó lường từ căn bệnh này.

Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

Hiện nay, nguy cơ về đột quỵ ở giới trẻ tăng cao bởi nhiều nguyên nhân

Nhịp sống hiện đại khiến nhiều người trẻ hiện nay có lối sống thiếu khoa học, coi thường sức khỏe và bởi không được cảnh báo trước, nhiều bạn trẻ đã gặp đột quỵ nhẹ(đột quỵ thiếu máu não cục bộ/ thoáng qua) mà không hề hay biết. Điều này dẫn tới nhiều hậu quả khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai của các bạn sau này.

Để hiểu rõ hơn về sự nguy hại của tình trạng này và cách để ngăn chặn sớm bệnh giúp giảm tỷ lệ đột quỵ thiếu máu não ở người trẻ trong tương lai, cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.

2. Đột quỵ ở giới trẻ – Nguyên nhân và đánh giá

2.1 Nguyên nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở những người trẻ tuổi

Hiện nay trên thế giới có đến hơn 2 triệu người trẻ mắc đột quỵ thiếu máu não hàng năm và bệnh đột quỵ có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế xã hội nói chung và sức khỏe của người bệnh nói riêng. Tỷ lệ này cũng đang không ngừng tăng lên khiến cho số ca đột quỵ trong cộng đồng phát triển nhanh chóng.

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới đột quỵ ở giới trẻ này? Phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

– Những yếu tố nguy cơ thường thấy đến từ: cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…

– Những nguy cơ từ thói quen ăn uống thiếu khoa học và hút thuốc lá thường xuyên

– Gen di truyền từ gia đình với dị dạng từ mạch máu hoặc máu khó đông.

Tìm hiểu thêm: Gừng có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị tăng huyết áp?

Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

Dị dạng mạch máu khó đông là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ

Những nghiên cứu về nguyên nhân đột quỵ thiếu máu não thoáng qua ở người trẻ hiện khó để nghiên cứu cụ thể bởi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nguy cơ khác nhau. Những yếu tố nguy cơ đột quỵ ở người trẻ thường thấy là:

– Xu hướng sử dụng chất cấm, thuốc lá, chất kích thích, thuốc ngủ

– Thần kinh căng thẳng, stress, trầm cảm kéo dài

– Thiếu ngủ, thường xuyên thức khuya và sử dụng nhiều thiết bị điện tử.

Mặc dù chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới đột quỵ nhưng có thể xác định được độ tuổi của nhóm người dễ mắc đột quỵ chung là từ 18 đến 50 tuổi. Trong đó, khi phân tích chi tiết độ tuổi, tình trạng đột quỵ có thể xảy ra với hai khoảng từ 15 đến 18 tuổi hoặc 45 đến 65 tuổi.

2.2 Đánh giá về tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ hiện nay

Tỷ lệ mắc mới của đột quỵ bởi thiếu máu ở người trẻ hiện đang không ngừng gia tăng trên khắp thế giới. Trong đó, có sự khác biệt nhất định về địa lý, khí hậu, môi trường sống, di truyền, chủng tộc, bệnh lý đi kèm… có thể khiến tỷ lệ chênh lệch ở nhiều nơi khác nhau.

Đồng thời trên phạm vi thế giới, đột quỵ tăng đến 40% trong các thập kỉ qua và có thể phát hiện sớm nguy cơ căn bệnh này thông qua chẩn đoán, chụp chiếu và xét nghiệm hình ảnh.

Riêng đối với nữ giới, tình trạng đột quỵ có thể tăng cao hơn bởi nguy cơ đến từ đặc điểm giới tính như: phụ nữ có thai, sử dụng nhiều thuốc tránh thai đường uống, tỷ lệ mắc đột quỵ cao với một số bệnh tự miễn… Do đó, tỷ lệ đột quỵ ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

Những yếu tố nguy cơ có thể chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên bệnh thường ít được phát hiện ở trẻ nhỏ.

2.3 Phòng ngừa sớm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Để ngăn chặn sớm những ảnh hưởng của đột quỵ tới cuộc sống và sức khỏe, bạn cần chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe ngay cả khi cơ thể vẫn đang khỏe mạnh. Đặc biệt là với những người trẻ có lối sống chưa lành mạnh hoặc trong gia đình có tiền sử người bệnh đột quỵ, cụ thể bạn cần:

– Thiết lập chế độ ăn uống/ngủ nghỉ/sinh hoạt thật khoa học và lành mạnh: không thức khuya, không hút thuốc, hạn chế stress, tránh những món ăn có nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe, luyện tập thể thao kết hợp với đi ngủ sớm.

Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ

>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết bệnh đột quỵ thông qua quy tắc BE FAST

Để xây dựng chế độ sống khoa học, bạn cần tham khảo khuyến cáo của các chuyên gia y tế

– Tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm ở các cơ sở y tế uy tín để phát hiện tỷ lệ đột quỵ đồng thời có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nếu không may đột quỵ xảy ra.

– Điều trị sớm và nghiêm túc những bệnh lý nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ như: cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, xơ vữa động mạch…

– Chủ động quan tâm và bảo vệ sức khỏe cho người thân xung quanh, đặc biệt là người già.

Hi vọng những thông tin về đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ trên đây sẽ cung cấp đến người đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Đồng thời giúp bạn có thể có ý thức sớm trong việc bảo vệ bản thân khỏi đột quỵ nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *